Điện mặt trời Vĩnh Hảo bị nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm

(CL&CS) - Sau 3 năm kể từ khi được tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư, nhóm nhà đầu tư Trung Quốc đã thâu tóm doanh nghiệp điện mặt trời Vĩnh Hảo.

Tháng 3/2017, dự án nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn 794 tỷ đồng có công suất 30MWp, và đến nay đã được đóng điện.

Điện mặt trời đang phát triển mạnh tại Việt Nam

Điện mặt trời đang phát triển mạnh tại Việt Nam

CTCP Điện mặt trời Vĩnh Hảo được thành lập vào tháng 12/2016, có vốn điều lệ là 360 tỷ đồng, do 3 cổ đông góp vốn. Trong đó, CTCP Điện mặt trời Việt Nam (Thái Thịnh, phường Láng Hạ, Hà Nội) góp 188,1 tỷ đồng, sở hữu 52,25% cổ phần; CTCP đầu tư và công nghệ HC Toàn Cầu (tầng 8 toà nhà H.L Tower, lô A28 đường Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) đăng ký góp 153,9 tỷ đồng, tương đương 42,75% cổ phần và cá nhân Đặng Hồng Sơn góp 18 tỷ đồng, tương đương 5% cổ phần. Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này ban đầu là ông Hà Duy Lợi (SN 1958).

Tuy nhiên, đến tháng 5/2017, cơ cấu sở hữu của các cổ đông tại CTCP Điện mặt trời Vĩnh Hảo đã thay đổi mạnh. Vốn điều lệ lúc này giảm đi một nửa chỉ còn 180 tỷ đồng, trong đó CTCP Điện mặt trời Việt Nam đã thoái hoàn toàn vốn, CTCP đầu tư và công nghệ HC Toàn Cầu chỉ còn nắm giữ 1% cổ phần và cá nhân ông Đặng Hồng Sơn tiếp tục duy trì mức sở hữu 5% cổ phần.

Ngoài ra, ông Hà Duy Lợi cũng đã không còn làm Chủ tịch HĐQT, mà thay vào đó là ông Lê Trọng Huy (SN 1981). Điều đáng nói là ông Hà Duy Lợi cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT của CTCP Điện mặt trời Việt Nam, còn ông Lê Trọng Huy cũng là Tổng Giám đốc của CTCP đầu tư và công nghệ HC Toàn Cầu.

Những biến động tiếp tục được thực hiện khi tới ngày 7/9/2018, cả CTCP Điện mặt trời Việt Nam lẫn cá nhân ông Đặng Hồng Sơn đều đã thoái hoàn toàn vốn tại Công ty CP Điện mặt trời Vĩnh Hảo, như thế CTCP đầu tư và công nghệ HC Toàn Cầu chỉ còn nắm giữ 0,5% cổ phần. Như vậy ai đang sở hữu 99,5% cổ phần còn lại của CTCP Điện mặt trời Vĩnh Hảo?

Ngày 25/12/2018, thời điểm thay đổi đăng ký, ông Lê Trọng Huy không còn là Chủ tịch HĐQT của CTCP điện mặt trời mà thay vào đó là ông ZHOU YAN FENG (Sinh năm 1973) quốc tịch Trung Quốc.

Tuy nhiên, đến ngày 8/6/2020, CTCP Điện mặt trời Vĩnh Hảo mới đăng ký thay đổi có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, CTCP đầu tư năng lượng tái tạo quốc tế đặt trụ sở chính tại VP 04, tầng 4, 185 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội sở hữu 99,4% cổ phần tại CTCP Điện mặt trời Vĩnh Hảo.

Đến thời điểm này, người đại diện theo pháp luật giữ chức danh Tổng Giám đốc tại CTCP Điện mặt trời Vĩnh Hảo là ông WANG SHQUAN (SN 1967) đến từ Trung Quốc, thành viên HĐQT có thêm ông FANG XIANFENG (SN 1966). Như vậy có thể thấy, CTCP Điện mặt trời Vĩnh Hảo đã về tay nhóm nhà đầu tư Trung Quốc.

Được biết, CTCP Đầu tư năng lượng tái tạo quốc tế thành lập ngày 16/8/2018, đăng ký vốn điều lệ là 180 tỷ đồng. Doanh nghiệp này do 3 cá nhân người Việt sáng lập là: bà Nguyễn Thị Thanh Huyền đăng ký góp 144 tỷ đồng sở hữu 80% cổ phần, còn lại bà Nguyễn Thị Huyền Trâm và Đào Thị Hồng Quyên đều đăng ký góp 18 tỷ đồng, mỗi người sở hữu 10% cổ phần.

Đến ngày 21/9/2018, CTCP đầu tư năng lượng tái tạo quốc tế đã có đăng ký thay đổi, trong đó cả 3 cổ đông sáng lập đều thoái vốn gần như hoàn toàn. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Huyền Trâm thoái hoàn toàn vốn, bà Đào Thị Hồng Quyên chỉ đăng ký góp 180 triệu đồng để sở hữu 0,1% cổ phần và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền đăng ký góp 900 triệu đồng để sở hữu 0,5% cổ phần.

Tháng 10/2018, cơ cấu cổ đông của CTCP đầu tư năng lượng tái tạo quốc tế đã thay đổi khi Công ty HONG KONG NANYANG LIMITED sở hữu tới 99% cổ phần. Chủ tịch HĐQT của Công ty là ông ZHOU YAN FENG.

Pháp luật Việt Nam quy định trong thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Nắm được điều này, các cổ đông Việt tại CTCP Điện mặt trời Vĩnh Hảo chủ đầu tư của dự án Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo đến CTCP đầu tư năng lượng tái tạo quốc tế đã nhanh tay thoái vốn một cách chóng vánh tại chính doanh nghiệp mà mình sáng lập.

Tuy nhiên, để được chấp thuận một dự án nói chung hay điện mặt trời nói riêng, phải trải qua các thủ tục hành chính rất chặt chẽ. Như vậy, một vấn đề được đặt ra là tham vọng của những nhà đầu tư Việt tại dự án Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo là gì, trong khi bỏ công hoàn thành các thủ tục hành chính để được dự án rồi lập tức thoái vốn nhường cho nhà đầu tư nước ngoài?

An Nam

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.