Thứ bảy, 13/03/2021, 18:06 PM

Điện mặt trời có là miếng bánh ngon?

(CL&CS) - Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư “hồ hởi” bỏ hàng chục ngàn tỷ đồng để nhảy vào lĩnh vực đầu tư mới này với hy vọng tràn trề, thế nhưng, giờ đây chính các doanh nghiệp này phải gởi đơn cầu cứu khắp nơi. Vì sao lại có chuyện này?

Việc phát triển ồ ạt điện mặt trời tại Ninh Thuận nói riêng cũng như trong cả nước nói chung thời gian qua đang khiến các doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng đang “đau đầu” cho sự phát triển ồ ạt này.

Trung Nam Group là doanh nghiệp đi đầu trong việc phát triển điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam

Trung Nam Group là doanh nghiệp đi đầu trong việc phát triển điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Công thương, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 33 dự án điện mặt trời được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Công thương phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện lực có tổng công suất là 2.535 MW.

Thế nhưng, theo Báo cáo số 4071/UBND-KTTH ngày 10/11/2020 của tỉnh Ninh Thuận khi cho biết, mặc dù đã có định hướng chỉ 2.000 MW điện mặt trời được hưởng mức giá 9,35 UScent/kWh nếu hoàn thành trước ngày 1/1/2021, nhưng kết thúc năm 2020, số lượng dự án điện mặt trời lớn được hoàn tất đầu tư tại tỉnh này đã có 2.617 MW điện mặt trời được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực.

Ninh Thuận cũng đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án với tổng công suất 2.543 MW, tổng vốn đăng ký 66.845 tỷ đồng. Theo dự kiến ban đầu, đến cuối năm 2020, tổng công suất đưa vào vận hành là 2.463,51 MW.

Còn theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến nay đã có 32 dự án hoặc phần dự án đã đi vào vận hành thương mại tại Ninh Thuận, với tổng công suất 2.216 MW.

Trước yêu cầu “có chủ trương đầu tư được phê duyệt trước ngày 23/11/2019 và đưa vào vận hành thương mại (COD) trước ngày 1/1/2021” cùng giới hạn 2.000 MW được hưởng mức giá bán điện là 9,35 UScent/kWh, nhưng tại Ninh Thuận hiện còn khoảng 216 MW của một số dự án không biết áp dụng mức giá bán điện nào để thanh toán.

Chẳng hạn, tại Dự án Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW, tuy có chủ trương đầu tư được chấp thuận sau ngày 23/11/2019, đã COD vào ngày 1/10/2020, nhưng hiện nay chỉ có một phần công suất nằm trong tổng mức 2.000 MW và có 172 MW vượt khung nói trên.

Còn với Dự án Thiên Tân 1.2 (công suất 100 MWp) và Thiên Tân 1.3 (công suất 50 MWp) của Tập đoàn T&T được cấp chủ trương đầu tư trong tháng 10/2020 và hoàn thành trước khi kết thúc năm 2020, thì đều vượt ngoài mức công suất 2.000 MW được hưởng mức giá 9,35 UScent/kWh.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp rót hàng chục ngàn tỷ đồng vào điện mặt trời với kỳ vọng vào biên độ lợi nhuận gộp cao ngất ngưởng cộng thêm vô vàn ưu đãi về thuế. Điểm chung của các doanh nghiệp này là sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, dựa tới 70-80% vào nguồn vốn huy động từ ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp.

Tính đến cuối năm 2020, các ngân hàng đã rót 84.000 tỷ đồng cho vay năng lượng tái tạo, phần lớn là cho vay các dự án điện mặt trời.

Theo lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), tín dụng điện mặt trời không nằm trong danh mục bị hạn chế. Xét về tỷ trọng, tín dụng điện mặt trời chỉ chiếm khoảng 1% tổng dư nợ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, dù tín dụng điện mặt trời không nhiều, nhưng điều đáng lo lại tập trung ở một số doanh nghiệp lớn. Nếu các doanh nghiệp này mất khả năng trả nợ thì ngân hàng và nhà đầu tư chắc chắn sẽ không thể ngồi yên.

Trong tổng số trái phiếu doanh nghiệp điện mặt trời phát hành năm 2020, hơn 42,5% là của Tập đoàn Xuân Thiện. Đây là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao, khả năng trả nợ rất khó nếu dòng tiền bị ách lại.

Mới đây, Trung Nam Group đã gửi kiến nghị tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong văn bản kiến nghị, Tập đoàn cho biết phải vay vốn nhiều ngân hàng để thực hiện các dự án năng lượng tái tạo và nguồn trả nợ duy nhất là từ doanh thu bán điện. Tuy nhiên, do bị cắt giảm công suất thường xuyên, nên việc trả nợ đang gặp khó khăn.

Phần lớn đợt phát hành trái phiếu của Trung Nam Thuận Nam năm 2020 (gần 6.400 tỷ đồng) đều được MB thu xếp và làm trái chủ. Tương tự, nhiều đợt phát hành trái phiếu của Xuân Thiện có bóng dáng của SHB. Ngoài ra, rất nhiều ngân hàng khác như VietinBank, SCB… cũng tham gia cho vay hoặc đầu tư lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp điện mặt trời.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo gặp nhiều khó khăn do thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường. Trong khi đó, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn, huy động theo chi phí vốn thương mại trên thị trường. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc nhiều doanh nghiệp điện mặt trời kêu cứu thời gian qua cho thấy, lĩnh vực đầu tư đầy mới mẻ này không hoàn toàn là miếng bánh ngon với cả ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đặc biệt, việc EVN được quyền từ chối mua trong hợp đồng mua bán điện, dẫn tới ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư khó thẩm định chính xác được doanh thu của dự án trong quá trình thẩm định tín dụng... Chưa kể, việc các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao, nhiều chủ dự án năng lượng điện mặt trời hiện nay nhảy từ lĩnh vực khác sang, không có kiến thức chuyên ngành, gần như không có năng lực, kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, năm 2021, EVN dự kiến cắt giảm 1,3 tỷ KWh năng lượng tái tạo. Điều này càng làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng và nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Với những dự án nằm ngoài quy hoạch, không có hợp đồng đấu nối vào lưới điện quốc gia, sử dụng đòn bẩy tài chính cao, chậm tiến độ,... thì nguy cơ vỡ nợ càng lớn.

Tấn Lợi

Bình luận

Nổi bật

Vạn Xuân Tố Nữ Plus, Sâm Plus S'body Green quảng cáo sai phép

Vạn Xuân Tố Nữ Plus, Sâm Plus S'body Green quảng cáo sai phép

sự kiện🞄Thứ tư, 10/04/2024, 09:08

(CL&CS) - Cơ quan chức năng phát hiện trên một số website đang quảng cáo các sản phẩm Vạn Xuân Tố Nữ Plus, Sâm Plus S’body Green như thuốc chữa bệnh, gây nhầm lẫn về công dụng…

Tokyo Luxury - Hành trình phát triển bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Tokyo Luxury - Hành trình phát triển bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ

sự kiện🞄Thứ ba, 02/04/2024, 10:35

(CL&CS) - Với kim chỉ nam hoạt động là “lấy khách hàng làm trung tâm cho sự phát triển”, hệ thống thẩm mỹ viện Tokyo Luxury không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, hệ thống cơ sở vật chất cùng với tay nghề đội ngũ chuyên môn, nhằm mang đến những trải nghiệm an toàn và hiệu quả tối ưu cho khách hàng.

Người trẻ tiết lộ cách làm mát cơ thể để có visual “tươi xinh yêu” đón hè

Người trẻ tiết lộ cách làm mát cơ thể để có visual “tươi xinh yêu” đón hè

sự kiện🞄Thứ bảy, 30/03/2024, 14:28

(CL&CS) - Không chỉ săn những item thời trang sang chảnh, để lên outfit chất lừ cùng hội bạn thân, người trẻ còn đang háo hức thanh lọc cơ thể để có visual cực đỉnh đón hè đang tới.