Dệt may đối diện với nhiều thách thức cuối năm

(CL&CS) - Trong 3 tháng gần đây, xuất khẩu mặt hàng dệt may tăng trưởng tốt và liên tiếp lập kỷ lục về giá trị. Tuy nhiên các chuyên gia dự báo ngành lại đối mặt với nhiều khó khăn vào cuối năm.

Trong tháng 8/2022, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu của ngành dệt may đạt tới con số 4 tỷ USD/tháng, tăng 8,7% so với tháng trước

Trong tháng 8/2022, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu của ngành dệt may đạt tới con số 4 tỷ USD/tháng, tăng 8,7% so với tháng trước

Tổng cục Hải quan cho biết, trong 3 tháng gần đây xuất khẩu mặt hàng dệt may tăng trưởng tốt và liên tiếp lập kỷ lục về giá trị. Đặc biệt trong tháng 8/2022, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu của ngành này đạt tới con số 4 tỷ USD/tháng, tăng 8,7% so với tháng trước.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8, xuất khẩu hàng dệt may đạt trên 26 tỷ USD, tăng 24,3% (5,14 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Dệt may là ngành đóng góp lớn thứ 2 tăng xuất khẩu cả nước chỉ sau nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

Trong báo cáo ngành dệt may mới đây, chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán Vndirect cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vẫn duy trì đà tăng trưởng nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường Mỹ và châu Âu, cùng với sự chuyển dịch đơn hàng may mặc từ Trung Quốc  và Sri Lanka do chính sách “zero-Covid” ở Trung Quốc và bất ổn chính trị ở Sri Lanka.

Mỹ đã cho thấy nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau khi gỡ bỏ lệnh giãn cách. Người Mỹ đã quay trở lại văn phòng, kéo theo sự phục hồi về nhu cầu đối với các sản phẩm văn phòng như vest, áo sơ mi. Do đó, giá trị nhập khẩu dệt may của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 30,9% đạt 66,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, chứng khoán VNDirect cũng chỉ ra khó khăn ngành sẽ đối mặt với những tháng cuối năm, đó là nhu cầu dệt may tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát cao.

"Lạm phát tiêu dùng của Mỹ đã tăng nhanh lên 9,1% trong tháng 6, một mức chưa từng thấy trong hơn 4 thập kỷ qua. Vì vậy, khả năng nhu cầu của các mặt hàng quần áo cao cấp như sơ mi và áo phông làm từ sợi tái chế và sợi bông (giá cao hơn) sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022", báo cáo của VNDirect nêu.

Bên cạnh đó, ngành dệt may còn đối diện rủi ro tỷ giá gây áp lực lên đà tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đến EU trong nửa cuối năm 2022.

VNDirect cho rằng triển vọng của ngành dệt may sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU. Bởi, hiện 85% doanh thu của các công ty dệt may đến từ xuất khẩu, trong đó Mỹ và EU chiếm 61%.

Do đó, nếu lạm phát kéo dài hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm dệt may.

“Chi phí logistic cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các công ty may mặc có nhiều đơn hàng FOB. Ngoài ra, lạm phát kéo dài hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm dệt may”, chuyên gia của Vndirect cho biết.

Tuy nhiên, Vndirect nhận định, các doanh nghiệp dệt may đang mở rộng năng lực sản xuất tại thị trường Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ phục hồi trong quý 2/2023. Các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng và mở rộng nhà máy lên 15-30% công suất hiện tại.

Tại báo cáo triển vọng thị trường ngành dệt may, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết, dệt may là một trong những trụ cột xuất khẩu quan trọng, đóng góp khoảng 12% vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên, hiện vẫn gặp vấn đề trăn trở khi còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, bất kể nhiều nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Đến hiện tại, Mỹ, các nước CPTPP và EU vẫn là những khách hàng lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam với thị phần xuất khẩu vào Mỹ gia tăng trong những năm gần đây trong khi thị phần của Trung Quốc có xu hướng giảm.

Theo ACBS, ngành hàng cũng chứng kiến những tác động bất lợi lên chuỗi cung ứng và giá nguyên vật liệu tăng do chi phí vận chuyển tăng, căng thẳng giữa Nga và Ukraine kéo dài, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc,... 

"Ngoài ra, đơn hàng có xu hướng chậm hơn từ quý 2/2022 trở đi do bất ổn về kinh tế tại một số quốc gia nhập khẩu lớn của ngành, khiến triển vọng nửa sau của năm kém khả quan hơn 6 tháng đầu năm", ACBS nhận định. 

Đánh giá triển vọng ngành hàng những tháng cuối năm, ACBS có cái nhìn trung lập đối với ngành dệt may do một số ý kiến lo ngại lạm phát có thể tác động tiêu cực đến việc chi tiêu cho các sản phẩm dệt may ở các khách hàng lớn như Mỹ và EU. 

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - PV GAS TRADING tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29

(CL&CS) - Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng xanh VinEG (“VinFast Energy”), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (“Schneider Electric”) và Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Biển Đông (“ESEC”) đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, qua đó thúc đẩy lĩnh vực quản lý năng lượng tại Việt Nam.

FrieslandCampina: Hành trình đến top đầu về sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu

FrieslandCampina: Hành trình đến top đầu về sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:09

(CL&CS)- Hơn 150 năm hình thành và phát triển, FrieslandCampina luôn nỗ lực hoàn thành sứ mệnh cung cấp các sản phẩm sữa dinh dưỡng với giá cả phải chăng nhất cho người dân toàn cầu, từ trẻ em đến người lớn tuổi.