Đề xuất bổ sung quy định kiểm tra chất lượng hàng hóa trên thị trường

Một trong những nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa là thông tin về hàng hóa, kiểm tra nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Theo dự thảo, phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phân loại kiểm tra hàng năm theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất. Đối với hoạt động kiểm tra theo kế hoạch hằng năm, kế hoạch cần được người có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm tra theo kế hoạch này không cần báo trước cho chủ sở hữu hàng hóa.

Còn đối với hoạt động kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa trên thị trường cần căn cứ để quyết định kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường: Theo yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa.

Bên cạnh đó, thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về hàng hóa không bảo đảm chất lượng có nguy cơ đe dọa an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; kết quả khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng.

Tùy thuộc vào mức độ, phạm vi ảnh hưởng, hậu quả của lô hàng không phù hợp về chất lượng, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ nơi bán hàng, tên trang thương mại điện tử đăng ký bán hàng, tên hàng hóa...

Về nội dung kiểm tra, dự thảo nêu: Một trong những nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa là thông tin về hàng hóa: Kiểm tra nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa; kiểm tra tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy thể hiện trên hàng hóa; kiểm tra mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá theo quy định pháp luật; các thông tin khác liên quan đến chất lượng thể hiện trên hàng hoá.

Bên cạnh đó, kiểm tra điều kiện bảo quản hàng hóa theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc trên nhãn hàng hóa; kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tài liệu kèm theo; kiểm tra các nội dung khác liên quan đến chất lượng hàng hoá. Trong trường hợp cần lấy mẫu hàng hóa, đoàn kiểm tra lấy mẫu theo quy định.

Đối với hàng hoá kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, ngoài kiểm tra theo quy định, người có thẩm quyền kiểm tra tiến hành kiểm tra so sánh tính thống nhất của các thông tin trên các trang mạng bán hàng với thực tế của hàng hoá được kiểm tra.

Cơ quan quản lý cho rằng, vấn đề nổi cộm nhất trong tình hình dịch bệnh vừa qua là xu thế áp dụng công nghệ 4.0 trong kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển rầm rộ và chiếm tỷ trọng lớn trong việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa nói chung.

Đáng chú ý, việc bán hàng qua mạng lại không cần phải có kho chứa/lưu hàng hóa, nguồn hàng có thể được lấy từ nhiều nơi khác nhau, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối tượng.

Vì vậy, việc kiểm tra chất lượng và ghi nhãn hàng hóa, đối với hàng hóa được kinh doanh, bán hàng theo hình thức thương mại điện tử cũng cần được xem xét, nghiên cứu, bổ sung các quy định, chế tài để triển khai.

Trong những ngày qua, chất lượng hàng hóa đang là vấn đề gây sự chú ý của dư luận, sau vụ việc rau mua từ chợ đầu mối, không rõ nguồn gốc được gắn mác rau an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP "tuồn" vào hệ thống hàng loạt siêu thị lớn. Vì vậy, cần tăng cường các hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa định kỳ và đột xuất nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đưa hoạt động kinh doanh vào nề nếp.

Mới đây, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cũng đã vào cuộc để làm sáng tỏ tình trạng này, tìm giải pháp ổn định thị trường, cũng như ngăn chặn tình trạng "treo đầu dê bán thịt chó" đối với rau dán nhãn VietGAP vốn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

Bộ NN&PTNT cũng đề xuất giữa các nhà bán lẻ và Bộ cần kết hợp với nhau để kiểm tra, kiểm soát đưa các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào các kênh bán lẻ, tránh xảy ra những tình trạng tương tự trong tương lai.

Lực lượng quản lý thị trường cho biết sẽ mở đợt kiểm tra diện rộng nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Rau chợ "đội lốt" thương hiệu VietGAP: Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương vào cuộc

Uyển Nhi

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.