Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 24/01/2022, 14:01 PM

Đề nghị treo biển Phủ Chính di tích Phủ Dầy đúng với lịch sử và quy định pháp luật về di sản văn hóa

(CL-CS) - Với các cơ sở khoa học và căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất tên gọi Phủ Tiên Hương (trong khu di tích Phủ Dầy) còn có tên gọi khác là “Phủ Chính” và “Phủ Chính Tiên Hương”.

Ngày 17/1/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 170/VHTTDL-DSVH gửi  Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc treo biển di tích tại Phủ Dầy (Nam Định)

Phủ Dầy là trung tâm, là tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Trong tâm thức dân gian phủ chính trong quần thể di tích Phủ Dầy chính là Phủ chính Tiên Hương. - Nguyễn Long Hưng

Trong tâm thức dân gian phủ chính trong quần thể di tích Phủ Dầy chính là Phủ chính Tiên Hương. - Nguyễn Long Hưng

Việc khẳng định tên gọi đúng và treo biển đúng tên gọi ở Phủ Chính trong khu di tích Phủ Dầy liên quan đến tính chính danh của di tích tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, liên quan tới việc bảo tồn những di sản tín ngưỡng bản địa, trong đó có nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Tại văn bản 170, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ:  Theo hồ sơ di tích và các tài liệu lưu trữ hiện có, nguồn gốc các tên gọi khác của “Phủ Tiên Hương” là “Phủ Chính”, “Phủ Chính Tiên Hương” đã được ghi chép, làm rõ tại: 

Các sắc phong, bia đá, hiện vật tại di tích, có niên đại trải dài từ thời Lê đến thời Nguyễn; sách “Hội Phủ Giầy – Sự tích đức Liễu Hạnh công chúa” của tác giả Phạm Quang Phúc – Tri huyện Vụ Bản in năm 1942.

Tại biên bản quy định khu vực Phủ Chính lập các năm 1962 và 1964; Bản lược kê Lý lịch di tích lịch sử Phủ Giầy lập năm 1964; Công văn số 156/VH-BT ngày 03/6/1994 của Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao tỉnh Nam Hà (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định).

Các tên gọi Phủ Tiên Hương” là “Phủ Chính”, “Phủ Chính Tiên Hương” cũng đã được xác định trong Lý lịch di tích lập năm 2020 kèm theo Tờ trình số 596/UBND-VP7 ngày 21/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc bổ sung hồ sơ khoa học và sửa đổi tên gọi Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Với các cơ sở khoa học và căn cứ vào Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất theo nội dung hồ sơ khoa học của di tích, trong đó, “Phủ Tiên Hương” còn có tên gọi khác là “Phủ Chính” và “Phủ Chính Tiên Hương”.

 Sở dĩ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi văn bản này tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vì từ năm 2019, Huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đã yêu cầu Phủ Tiên Hương phải tháo bỏ biển đề “Di tích Phủ Dầy – Phủ Chính Tiên Hương” đang treo tại Cổng Phủ Tiên Hương.

Bên cạnh đó từ năm 2018, tại Phủ Vân Cát- một di tích khác trong quần thể Phủ Dầy đã treo biển đề “Phủ Chính Vân Cát” và dựng các biển chỉ dẫn ghi Phủ Chính Vân Cát.

Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu Hạnh là những di tích trong khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử nghệ thuật quốc gia.

Việc treo biển Phủ Chính Vân Cát là không đúng với hồ sơ di tích đã xếp hạng, gây hiểu lầm trong dư luận, và nguy cơ dẫn đến sai lệch méo mó lịch sử, đặc biệt là lịch sử của di tích tâm linh bởi nó sẽ tác động tiêu cực tới đời sống cộng đồng, xã hội.

Bà Trần Thị Huệ - Thủ nhang Phủ Tiên Hương cho biết: “Biển ghi tên Phủ Chính đã được treo ở Phủ chính Tiên Hương từ thời thượng cổ thượng kim. Cuốn lý lịch di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy của Ban quản lý và danh thắng thuộc Sở VHTTDL Nam Định cũng ghi: “Theo các nguồn tư liệu khoa học và tâm thức dân gian, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ chính và Phủ chính Tiên Hương”.

Việc Phủ Tiên Hương treo biển đề Phủ Chính hay Phủ Chính Tiên Hương là tiếp nối lịch sử, đúng quy định pháp luật và có căn cứ khoa học cũng như những chứng cứ lịch sử.

Việc Phủ Tiên Hương là Phủ Chính trong quần thể di tích Phủ Dầy đã được xác định trong nhiều tài liệu lịch sử chứng cứ lịch sử.

Trong 15 Sắc phong đang lưu giữ  tại Phủ Tiên Hương, trên quả chuông từ đời Vua Thành Thái niên đại 1896 còn treo ở phủ và hệ thống 8 bia cổ niên đại 1892 – 1914 và trên ấn đồng từ niên đại 19 cũng như nhiều cổ vật khác đang lưu giữ tại Phủ Tiên Hương đều có dòng chữ Phủ Chính, Phủ Chính Tiên Hương hay Tiên Hương Thánh Mẫu Phủ Chính”.

 “Theo các tài liệu khoa học và trong tâm thức dân gian hàng trăm năm qua, Phủ Tiên Hương còn được gọi là Phủ Chính, Phủ Chính Tiên Hương.  Phủ Tiên Hương là Phủ Chính trong di tích Phủ Dầy, không ai tranh được đâu”, GS.Trần Lâm Biền, một nhà nghiên cứu Di sản văn hóa, với các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam phát biểu.

TS.Chu Xuân Giao (Viện Hàn lâm Khoa học – Xã hội Việt Nam), người đã có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và di tích Phủ Dầy cũng khẳng định: “Về mặt khoa học và sự thực lịch sử thì phủ Tiên Hương là Phủ Chính, không còn gì phải bàn nữa vì nó đã rất rõ ràng”.

Trong các tài liệu mà các nhà nghiên cứu có được và trong các tàng thư hay các văn bản kiểm kê di tính chính quy của Nhà nước qua các đợt ở các năm 1960, 1975, 1996, đều thể hiện Phủ Tiên Hương là trung tâm của di tích Phủ Dầy.

Tại văn bản 170, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị  Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản hướng dẫn, tạo sự đồng thuận khi thực hiện việc treo biển di tích phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Vô vàn trải nghiệm trong mùa kích cầu “Chạm Sa Pa, chạm những tầng mây”

Vô vàn trải nghiệm trong mùa kích cầu “Chạm Sa Pa, chạm những tầng mây”

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS) - Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc dịp thu đông này.

Ghé thăm một nước Lào yên bình những ngày cuối năm

Ghé thăm một nước Lào yên bình những ngày cuối năm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:23

(CL&CS) - Những ngôi chùa trang nghiêm, đậm chất Phật giáo, những thác nước kỳ vĩ và những dòng sông thơ mộng là những điều khiến du khách ấn tượng khi đến với Lào. Nhưng đất nước này đâu chỉ có thế, bởi điều khiến cho Lào trở thành một trong những điểm đến nhất định phải ghé thăm một lần trong đời chính là sự bình yên không đâu có được, cùng nụ cười hiền hậu, mến khách của người dân nơi đây.

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16

(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.