Để được hỗ trợ theo Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15, chỉ cần thủ tục theo Luật Quản lý thuế
(CL&CS) - Ngày 27/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Theo hướng dẫn này, để được hỗ trợ, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục quy định trong luật Quản lý thuế…
Chia sẻ thông tin về việc Chính phủ ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP, Bộ Tài chính khẳng định đây là sự cần thiết để bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cho công tác quản lý thu và cũng là phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn bởi dịch bệnh của thế giới; đồng thời đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính (TTHC).
Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng và ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP đảm bảo mục tiêu, yêu cầu sau:
Thứ nhất, bám sát các nội dung quy định của Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật thuế và pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp, người dân sớm khôi phục sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Nghị định 92/2021/NĐ-CP được bố cục gồm 05 Điều: Điều 1. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Điều 2. Miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; Điều 3. Giảm thuế giá trị gia tăng; Điều 4. Miễn tiền chậm nộp; Điều 5. Điều khoản thi hành.
Nghị định 92/2021/NĐ-CP được thiết kế theo hướng kế thừa hầu hết các quy định của Nghị định số 114/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, có bổ sung quy định chi tiết một số nội dung để phù hợp với Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Luật Xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020
Ở 4 quy định về nội dung, mỗi điều, Nghị định hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối tượng áp dụng, số thuế được miễn, giảm, thủ tục; Các trường hợp không áp dụng...
Liên quan đến TTHC, Bộ Tài chính cho biết, các TTHC theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP đã được quy định và được thực hiện theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Ngoài ra, đối với trường hợp người nộp thuế xác định lại kết quả sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm 2020 mà bị lỗ (kết quả sản xuất kinh doanh mà người nộp thuế xác định lại khác với dữ liệu của cơ quan thuế) thì người nộp thuế lập Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp gửi đến cơ quan thuế. Hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp chỉ bao gồm duy nhất Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp và được gửi đến cơ quan thuế bằng một trong ba hình thức: điện tử, trực tiếp hoặc bưu chính.
Về điều khoản thi hành, Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 quy định hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (19/10/2021) .Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân được áp dụng ngay các chính sách hỗ trợ, tại Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành...
Đánh giá tác động của Nghị định 92/2021/NĐCP đến thu ngân sách nhà nước Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định cụ thể các nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn thi hành, vì vậy phạm vi tác động từ các giải pháp hỗ trợ quy định tại Nghị định này dự kiến sẽ có tác động giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) của năm 2021 khoảng gần 20 nghìn tỷ đồng. Số tiền thuế, tiền chậm nộp được hỗ trợ này sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19 để có thể tiếp tục hoạt động, đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội. Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa TTHC thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.
|
Nhị Thanh
Bình luận
Nổi bật
Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.
Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 08:19
(CL&CS) - Trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do HOSE tổ chức, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.
VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:12
(CL&CS) - Theo văn bản của Cục Thuế Doanh nghiệp lớn ngày 11/11/2024, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) đã hoàn tất nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước 8,5 tỷ đồng tiền thuế cho các năm 2022 và 2023, nâng tổng tiền thuế đã nộp cho năm 2023 lên 3.102 tỷ đồng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.