Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 26/5/2025 phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân đến năm 2035".

Việt Nam phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế cho các nhà máy điện hạt nhân.
Phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế cho các nhà máy điện hạt nhân
Mục tiêu của Đề án là đến năm 2030, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, cụ thể như sau:
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1: Tổng số khoảng 1.920 người, trong đó trình độ đại học (kỹ sư, cử nhân) là 1.020 người, trình độ cao đẳng là 900 người. Số lượng nhân lực có trình độ đại học được đào tạo mới ở nước ngoài là 320 người.
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2: Tổng số khoảng 1.980 người, trong đó trình độ đại học và sau đại học là 1.050 người, trình độ cao đẳng là 930 người. Số lượng nhân lực có trình độ đại học và sau đại học được đào tạo mới ở nước ngoài là 350 người.
Về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ quản lý nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, Đề án phấn đấu đến năm 2030 bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn các kỹ năng chuyên sâu về quản trị và hoạt động của nhà máy điện hạt nhân cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia đang quản lý ở các bộ, ngành và đang làm việc trong lĩnh vực điện hạt nhân ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, dự kiến khoảng 700 lượt người; cập nhật kiến thức cho các giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên hiện đang làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng có đào tạo các chuyên ngành điện hạt nhân, dự kiến khoảng 450 người.
Về đào tạo giảng viên chuyên ngành phục vụ đào tạo nguồn nhân lực nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, Đề án đặt mục tiêu đào tạo giảng viên các chuyên ngành điện hạt nhân để bổ sung nguồn nhân lực giảng dạy cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 khoảng 120 người (80 thạc sĩ, 40 tiến sĩ).
Giai đoạn 2031 - 2035, Đề án phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế cho các nhà máy điện hạt nhân.
Những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Đề án
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp triển khai như: Hoàn thiện cơ chế chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ; cập nhật, bổ sung, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo; hợp tác quốc tế.
Cụ thể, Đề án triển khai đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, trong đó ưu tiên lựa chọn sinh viên đã tốt nghiệp cùng nhóm ngành để cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành điện hạt nhân có cam kết về phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 theo từng giai đoạn cụ thể; lựa chọn, cử sinh viên đang học năm thứ nhất, thứ hai tại các cơ sở đào tạo trong nước đi học tại nước ngoài có cam kết về phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.
Đồng thời, Đề án tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà khoa học đầu ngành về hạt nhân đi khảo sát kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân; thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, thực tập ngắn hạn trong nước và tại các nước có ngành năng lượng nguyên tử phát triển cho các kỹ sư, cử nhân, nhà khoa học, nhà quản lý đang làm việc tại các cơ sở hạt nhân trong nước; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên trong cơ sở đào tạo trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân theo chuẩn mực quốc tế.
Đề án cũng tập trung đầu tư có trọng điểm cho một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2...
Hoàng Hiệp
- ▪Hé lộ chi tiết hợp tác Việt - Nga trong dự án năng lượng nguyên tử tại tỉnh giàu có sở hữu siêu sân bay lớn nhất Việt Nam
- ▪Chiêm ngưỡng cỗ máy 2.000 tỷ đồng có khả năng ‘đánh tan’ khối u ung thư bằng năng lượng nguyên tử, bệnh nhân chỉ tốn 25 triệu đồng để được điều trị
- ▪Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường 'hái ra tiền', thị trường luôn khát nhân lực
- ▪5 trường đại học công nghệ hàng đầu Việt Nam ký kết và liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW
Bình luận
Nổi bật
Đại học Quốc gia Hà Nội ưu tiên đầu tư 8 lĩnh vực công nghệ
sự kiện🞄Thứ năm, 03/07/2025, 09:30
(CL&CS) - Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2025–2035, Đại học Quốc gia Hà Nội xác định 8 lĩnh vực công nghệ ưu tiên đầu tư, từ chip bán dẫn, AI và dữ liệu lớn đến công nghệ y – sinh, năng lượng, môi trường và nông nghiệp thông minh. Đây là bước cụ thể hóa chiến lược đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương
sự kiện🞄Thứ năm, 03/07/2025, 09:30
(CL&CS) - Vừa qua, Trường Đại học Ngoại thương long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương nhiệm kỳ 2020-2025 tới PGS.TS Phạm Thu Hương.
Hai tiến sĩ từ Đại học top 100 thế giới chọn Trường Đại học Bách Khoa làm bến đỗ
sự kiện🞄Thứ hai, 30/06/2025, 07:53
(CL&CS) - Chương trình thu hút các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành về công tác tại ĐHQG-HCM (Chương trình VNU350) đang tạo sức hút mạnh mẽ với cộng đồng khoa học người Việt ở nước ngoài.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.