Thứ hai, 27/05/2024, 16:18 PM

Đắk Nông: Chú trọng cấp mã số vùng trồng, phát triển cây sầu riêng với quy mô lớn, chất lượng cao

(CL&CS) - Để sản phẩm sầu riêng vươn ra thị trường xuất khẩu thì tỉnh Đắk Nông đang triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, việc sản xuất sầu riêng theo một quy trình đồng nhất và cấp mã vùng trồng để đủ điều kiện xuất khẩu ra thị trường các nước đang được các ngành chức năng của tỉnh tập trung triển khai.

Với những hiệu quả kinh tế vượt trội so với những loại cây trồng khác, thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đua nhau mở rộng diện tích loại cây này. Theo quy hoạch, đến năm 2025, toàn tỉnh Ðắk Nông phát triển 5.000ha sầu riêng, nhưng đến thời điểm này, diện tích cây sầu riêng đã tăng hơn gấp đôi so với quy hoạch.

sau-rieng

Hình minh họa

Tính đến hết năm 2023, diện tích sầu riêng toàn tỉnh đạt hơn 10.310ha, tăng 4.170ha so với năm 2022. Trong đó, diện tích trồng thuần là khoảng 4.000ha còn lại là diện tích trồng xen canh với các cây công nghiệp khác. Sầu riêng trồng ở các vùng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông gồm 3 loại giống Monthong, Ri6, Musaking.

Năng suất sầu riêng bình quân của tỉnh Đắk Nông đạt khoảng 10 tấn/ha. Tổng sản lượng sầu riêng năm 2023 ước đạt trên 41.000 tấn. Giá sầu riêng trong thời gian qua dao động từ 55.000 - 85.000 đồng/kg đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhờ trồng sầu riêng mà người dân có cuộc sống khá giả nên hiện nay họ đang không ngừng đầu tư, mở rộng diện tích. Tuy nhiên, việc đảm bảo tiêu thụ sầu riêng trong bối cảnh diện tích và sản lượng đang tăng rất nhanh đã đặt ra bài toán cần giải quyết.

Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, tình trạng phát triển nóng về diện tích và mở rộng trồng mới sầu riêng ở vùng không có lợi thế, tự phát chặt phá cây trồng khác để trồng mới sầu riêng... đang có nguy cơ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, điều này có thể làm phá vỡ sự ổn định của thị trường trong thời gian tới. 

Cây sầu riêng đã cho người dân tỉnh Đắk Nông nguồn thu nhập tốt và diện tích đang ngày có xu hướng tăng. Do vậy để phát triển ổn định loại cây trồng này thì việc sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sẽ kỳ vòng tạo thêm dư địa tăng trưởng cho loại cây trồng này.

Để xuất khẩu được sầu riêng thì bắt buộc phải sản xuất theo một quy trình đồng nhất. Trong đó điều tiên quyết là phải được cấp mã số vùng trồng. Do vậy, trong thời gian qua, việc phát triển sầu riêng theo một quy trình đồng nhất và cấp mã vùng trồng đã và đang được các ngành chức năng tỉnh Đắk Nông gấp rút thực hiện. 

Đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông đã cấp được 47 mã số phục vụ xuất khẩu cho các loại cây trồng. Riêng đối với cây sầu riêng có đến 36 mã số vùng trồng được cấp với diện tích hơn 859ha, sản lượng ước đạt trên 15.180 tấn.

Để không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, tạo tính cạnh tranh cho cây sầu riêng của Đắk Nông, hiện nay, ngoài việc tích cực tham gia xây dựng mã số vùng trồng cho sầu riêng, thì các ngành chức năng cũng như người trồng sầu riêng tỉnh Đắk Nông cũng tích cực thay đổi quy trình sản xuất, hướng tới việc canh tác an toàn, bền vững.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 08:24

(CL&CS) - Vừa qua, đồng chí Nguyễn Duy Hoàng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La cùng đoàn công tác của Sở đã đến kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

Gia Lai: Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản

Gia Lai: Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản

sự kiện🞄Thứ ba, 18/06/2024, 15:37

(CL&CS) - Mã số vùng trồng là công cụ quan trọng trong việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng đã được nhiều địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn Gia Lai tích cực áp dụng. Các sản phẩm chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, chanh leo, chuối… đều đã được cấp mã số khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế.

Nhân giống cây sâm cau giúp sản xuất một lượng lớn cây giống có chất lượng tốt

Nhân giống cây sâm cau giúp sản xuất một lượng lớn cây giống có chất lượng tốt

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 14:09

(CL&CS) - Để tăng giá trị kinh tế và bảo tồn loài cây sâm cau, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM (ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) đã tìm cách nuôi cấy mô để duy trì nguồn dược liệu sâm cau quý này.