Nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam
(CL&CS) - Để tăng giá trị của trái sầu riêng xuất khẩu, cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách, quy định, tiêu chuẩn trước khi xuất khẩu để ngành hàng sầu riêng nói riêng, nông sản nói chung có chất lượng và chỗ đứng ở các thị trường xuất khẩu.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2023 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sầu riêng tươi, sản lượng hơn 543 ngàn tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 508% về lượng và tăng 658% về trị giá so với năm 2022. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu sầu riêng tươi của Việt Nam, đạt hơn 523 ngàn tấn, trị giá 2,03 tỷ USD, chiếm hơn 96% tổng lượng và 96,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

TS. Đoàn Hữu Tiến - Giám đốc Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, nhu cầu thị trường Trung Quốc đối với trái sầu riêng còn có xu hướng tăng, song sắp tới đây việc cạnh tranh giữa sầu riêng sản xuất từ các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào… với sầu riêng của Việt Nam sẽ trở nên gay gắt hơn. Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc.
Theo đó, để xuất khẩu trái cây chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, ông Lê Văn Thiệt - Phó cục trưởng Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, vùng trồng sẽ được cấp mã số, phải nhận diện được vùng trồng (thường sử dụng GPS); áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, trong đó, phải chú trọng đến công tác ghi chép nhật ký canh tác (phải được lưu trữ, bảo quản tốt để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra); theo dõi thường xuyên tình hình sinh vật gây hại; thực hiện tốt vệ sinh đồng ruộng.
Ngoài ra, để vùng trồng được cấp mã số, cũng cần thực hiện tốt các biện pháp canh tác, phòng trừ sinh vật gây hại và thu hoạch để đảm bảo mật độ sinh vật gây hại luôn ở mức thấp; đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép theo quy định của nước nhập khẩu…
Ông Nông Ngọc Trung - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cánh Đồng Vàng (Lạng Sơn) cho biết, sầu riêng Việt Nam đang thua cả về chất và lượng so với sầu riêng Thái Lan. Nguyên nhân do Thái Lan có những chính sách, luật áp dụng vào ngành hàng này.
Theo ông Trung, Thái Lan đưa ra quy định sầu riêng muốn xuất khẩu phải đạt tối thiểu tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Thậm chí họ đã làm khắt khe hơn tiêu chuẩn của nước nhập khẩu như tự động đưa tiêu chuẩn về chất khô trong trái sầu riêng lên đến 32% (bình thường chất khô sẽ chiếm 28-29%).
Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sầu riêng phải đạt độ khô 32%, khi đó cơ quan quản lý nhà nước của Thái Lan mới cho phép doanh nghiệp mở tờ khai để xuất khẩu lô hàng đó. Việc này mang lại giá trị cao cho ngành hàng tỉ đô của họ. Điều này cho thấy Thái Lan rất quan tâm, chú trọng chất lượng sầu riêng trước khi xuất khẩu.
Liên Liên
Bình luận
Nổi bật
TCVN 14273:2024 về giảm phát thải khí nhà kính với chế độ tưới tiết kiệm nước cho lúa
sự kiện🞄Thứ sáu, 04/07/2025, 09:43
(CL&CS) - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14273:2024 về chế độ tưới tiết kiệm nước cho cây lúa được xây dựng nhằm hướng dẫn kỹ thuật tưới phù hợp, góp phần kiểm soát và giảm thiểu khí metan phát sinh trong quá trình sản xuất.
Doanh nghiệp nhận diện rủi ro thông qua áp dụng TCVN ISO 31000:2018
sự kiện🞄Thứ sáu, 04/07/2025, 08:57
(CL&CS) - TCVN ISO 31000:2018 giúp doanh nghiệp hiểu rõ rủi ro để ra quyết định sáng suốt, hạn chế thiệt hại và tận dụng cơ hội. Tiêu chuẩn này xây dựng khung quản lý rủi ro toàn diện, gồm các bước: nhận diện, phân tích, đánh giá, xử lý và giám sát.
ASTM đưa ra tiêu chuẩn mới cho sản phẩm than đốt
sự kiện🞄Thứ năm, 03/07/2025, 09:31
(CL&CS) - ASTM International thông qua Ủy ban Đánh giá Môi trường, Quản lý Rủi ro và Hành động Khắc phục (E50) đề xuất một tiêu chuẩn mới mang tính đột phá nhằm mô tả các sản phẩm than đốt.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.