Thứ hai, 06/01/2020, 06:16 AM

Đà Nẵng có phòng thực hành điều dưỡng tiêu chuẩn y tế Nhật Bản đầu tiên

(NTD) - Ngày 5/1, Tập đoàn Y tế Xã hội Aijinkai và Seichokai (Nhật Bản) và Đại học Đông Á (Đà Nẵng) đã chính thức đưa phòng thực hành điều dưỡng (skills lab) theo tiêu chuẩn Nhật Bản vào đào tạo cho sinh viên với kinh phí đầu tư ban đầu hơn 2 tỷ đồng.

 

vt_phongthuchanhdieuduong36439225_512020

Các sinh viên đầu tiên của lớp kỹ năng điều dưỡng tiêu chuẩn y tế Nhật Bản đang được Giảng viên thuộc hệ thống tập đoàn Aijinkai và Seichokai ở Nhật Bản giảng dạy 

Phòng thực hành Skills lab này được thiết kế trên diện tích 250m2, chia làm 3 khu thực hành tiêu chuẩn về phục hồi chức năng, điều dưỡng người cao tuổi và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Trong số 41 hạng mục thiết bị y tế thực hành chính ban đầu, có 25 hạng mục thiết bị y tế theo công nghệ mới, hiện đại, mới được đưa vào sử dụng tại các bệnh viện tại Nhật Bản cũng đã được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản sang.

Đây đều là các thiết bị được sản xuất theo công nghệ mới, hiện đại, mới được đưa vào sử dụng tại các bệnh viện (BV) tại Nhật như hệ thống giường điện tử 8 chức năng, băng ca điện tử, bộ thiết bị phục hồi chức năng tiêu chuẩn....

Ngay sau lễ khánh thành, skills lab này đã được đưa vào khai thác bằng việc khai giảng lớp kỹ năng điều dưỡng Nhật Bản đầu tiên với quy mô 30 sinh viên (SV)/buổi. Đây là hoạt động nằm trong lộ trình hợp tác đào tạo ngay tại Việt Nam cho SV Việt Nam đạt năng lực điều dưỡng như người Nhật mà Aijinkai, Seichokai và ĐH Đông Á đã ký kết trước đó vào ngày 8/7/2019.

Giảng viên trực tiếp giảng dạy chương trình cũng là các điều dưỡng trưởng và nhân viên y tế, vật lý trị liệu đang làm việc tại các bệnh viện thuộc hệ thống tập đoàn Aijinkai và Seichokai ở Nhật Bản được phái cử.

“Sau khi kết thúc khóa huấn luyện 8 tháng tại phòng thực hành kỹ năng điều dưỡng Nhật Bản này, các bạn sinh viên sẽ sang Nhật để thực hiện chương trình internship tại các bệnh viện thuộc tập đoàn Aijinkai 1 năm để nâng cao thêm kiến thức, kỹ năng điều dưỡng, chăm sóc bệnh nhân. Việc thực hành tại bệnh viện Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giúp sinh viên trở thành những chuyên gia chăm sóc với kỹ năng và trình độ cao, sau đó sẽ quay về Việt Nam cống hiến cho quê hương mình.” - ông Naitou Yoshiyuki, Tổng giám đốc Tập đoàn Y tế xã hội Aijinkai chia sẻ.

vt_phongthuchanhdieuduong15799234_512020
Nhiều sinh viên đang được hướng dẫn thực thập kỹ thuật

Theo ThS. Nguyễn Thị Quảng Trị, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế Đà Nẵng, việc đưa vào hoạt động skills lab Nhật Bản này là bước đột phá trong đào tạo chuyên ngành điều dưỡng, đóng góp nguồn điều dưỡng chất lượng cao không chỉ cho Đà Nẵng mà còn là cả nước.

“Đây còn là cơ hội để các em SV điều dưỡng làm việc ở nước ngoài và trở về phục vụ trong ngành y tế Việt Nam. Là TP du lịch, hiện nhu cầu du lịch khám chữa bệnh tại Đà Nẵng cũng đang được quan tâm, trong đó cũng đặt ra nhu cầu về nhân lực trình độ cao phục vụ trong công tác khám chữa bệnh cho du khách” – ThS. Nguyễn Thị Quảng Trị nói.

Theo Đại học Đông Á, khóa đào tạo điều dưỡng Nhật và kỳ thực tập nghề nghiệp tại Nhật Bản theo hợp tác này cũng được quy đổi tương đương 32 tín chỉ thực hành trong chương trình đào tạo của ngành Điều dưỡng Đại học Đông Á.

Các bệnh viện thuộc tập đoàn Aijinkai và Seichokai đảm nhận đánh giá thường xuyên về kết quả thái độ và năng lực thực tập của sinh viên, đảm bảo sinh viên được tiếp cận thiết bị, công nghệ chăm sóc sức khỏe tiên tiến và thực hành đúng chuyên môn đào tạo về điều dưỡng.

Được biết, tính đến tháng 12/2019, tổng số sinh viên Đại học Đông Á được các doanh nghiệp nước ngoài tiếp nhận làm việc là 801 sinh viên với mức lương thực tập nghề nghiệp 1.500 USD/tháng và 2.200-2.500 USD/tháng đối với sinh viên tốt nghiệp đi làm.

Cùng với ngành Điều dưỡng, dự kiến từ năm 2020, sẽ có thêm khoảng 500 sinh viên các ngành đào tạo tại Đại học Đông Á sang Nhật, Đức, Singapore thực tập và làm việc mỗi năm theo các chương trình hợp tác tương tự đã được ký kết triển khai với 102 đối tác.

Thế Sơn - Tiêu Dao

Bình luận

Nổi bật

Truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn mang lại lợi ích vẹn toàn cho chuỗi cung ứng rau quả tươi

Truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn mang lại lợi ích vẹn toàn cho chuỗi cung ứng rau quả tươi

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 12:05

(CL&CS) - Việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng rau quả tươi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 sẽ đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng, đem lại lợi ích vẹn toàn cho cả chuỗi cung ứng lẫn người tiêu dùng.

Phát triển tiêu chuẩn ASTM về đo tính chất hạt nano và cơ chế khóa cho hệ thống tấm khóa, vít

Phát triển tiêu chuẩn ASTM về đo tính chất hạt nano và cơ chế khóa cho hệ thống tấm khóa, vít

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/03/2024, 08:59

(CL&CS) - Mới đây, ASTM International đã phát triển hai tiêu chuẩn bao gồm tiêu chuẩn sử dụng để đo các tính chất vật lý và hóa học của hạt nano trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tiêu chuẩn về cơ chế khóa cho hệ thống tấm khóa và vít.

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước

sự kiện🞄Thứ năm, 21/03/2024, 14:04

(CL&CS)- Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.