Thứ sáu, 26/11/2021, 08:25 AM

Cục Hàng không đề xuất tăng tần suất khai thác các đường bay nội địa từ 1/12 tới

(CL&CS) - Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho tăng tần suất khai thác các đường bay nội địa từ 1/12 tới và khai thác trở lại bình thường toàn bộ đường bay nội địa từ năm 2022.

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT cho khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa từ năm 2022.

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT cho khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa từ năm 2022.

Theo đó, với đường bay Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng và TP.HCM - Đà Nẵng, Cục Hàng không đề xuất từ ngày 1 đến ngày 14/12/2021 khai thác với tần suất 16 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay (hiện khai thác 6 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay). 

Số chuyến bay này phân bổ cho Vietnam Airlines 5 chuyến, Vietjet 5 chuyến, Bamboo Airways 3 chuyến, Pacific Airlines 2 chuyến; Vietravel Airlines 1 chuyến.

Từ ngày 15 đến 31/12/2021, 3 đường bay nói trên được khai thác với tần suất 20 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay (hiện khai thác không quá 4 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay): Vietnam Airlines 6 chuyến, Vietjet 6 chuyến, Bamboo Airways 4 chuyến, Pacific Airlines 3 chuyến, Vietravel Airlines 1 chuyến.

Với các đường bay khác trong thời gian nêu trên, Cục Hàng không đề xuất được khai thác tổng cộng không quá 9 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay. Từ năm 2022 toàn bộ các đường bay trở lại khai thác bình thường.

Cục Hàng không cũng kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh quy định về chuyển giao thông tin hành khách từ ứng dụng PC-COVID trực tiếp giữa Bộ Thông tin và truyền thông và các địa phương (thông qua đầu mối được chỉ định); bãi bỏ các quy định liên quan đến tổng hợp, chuyển giao thông tin hành khách trong nội bộ các đơn vị ngành hàng không để đảm bảo tính thống nhất, nhanh chóng, kịp thời của thông tin. 

Các địa phương sẽ tự động tiếp nhận toàn bộ thông tin hành khách mỗi 30 phút từ ứng dụng PC-COVID như đang triển khai tới hãng hàng không, cảng vụ hàng không thời gian qua.

Bãi bỏ quy định hãng hàng không "không cung cấp dịch vụ trên chuyến bay" để cho phép các hãng hàng không cung cấp suất ăn cho hành khách đi máy bay.

Theo Cục Hàng không, trong quá trình triển khai thực hiện quy định vận chuyển hành khách tạm thời cũng gặp nhiều vướng mắc, như nhu cầu giai đoạn hiện tại tập trung vào đường trục Hà Nội - TP.HCM, đặc biệt là các đường bay kết nối TP.HCM và các địa phương phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An nhưng tần suất khai thác vẫn đang hạn chế, chưa có cơ hội để Vietravel Airlines tham gia khai thác thị trường nội địa.

Các quy định hiện tại mới áp dụng đến 30/11/2021 nên các hãng hàng không khó khăn trong việc lập kế hoạch khai thác trong lịch bay mùa đông 2021-2022, đặc biệt là kế hoạch bay Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Hầu hết các đường bay mới được các hãng khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày nên gây khó khăn cho các hành khách có mong muốn chỉ đi lại giải quyết công việc trong ngày (sáng bay đến, chiều bay về), hạn chế việc lưu trú qua đêm tại địa phương bên ngoài.

Chi Lê

Bình luận

Nổi bật

'Thỏi nam châm' hút đầu tư vùng Nam Trung Bộ cấm phân lô bán nền tại 'vùng rốn bất động sản' sôi động nhất

'Thỏi nam châm' hút đầu tư vùng Nam Trung Bộ cấm phân lô bán nền tại 'vùng rốn bất động sản' sôi động nhất

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 00:56

Địa phương được xem là "thỏi nam châm" thu hút đầu tư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - tỉnh Bình Thuận bất ngờ cấp phân lô bán nền ở hai khu vực bất động sản nhộn nhịp và sôi động nhất.

Giải mã lý do hơn 9 triệu căn nhà 'akiya' bị 'lãng quên' ở Nhật Bản

Giải mã lý do hơn 9 triệu căn nhà 'akiya' bị 'lãng quên' ở Nhật Bản

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 00:25

Những ngôi nhà bị bỏ hoang (akiya) ở Nhật Bản hiện đang có xu hướng gia tăng đáng kể, thậm chí con số hiện đã vượt hơn 9 triệu căn nhà.

10 trường hợp xây nhà không cần Giấy phép xây dựng từ năm 2025

10 trường hợp xây nhà không cần Giấy phép xây dựng từ năm 2025

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 00:22

Theo quy định của Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ có nhiều trường hợp không cần xin Giấy phép xây dựng (GPXD) từ năm 2025.