CPTPP vẫn mang lại lợi thế cho thủy sản Việt Nam
(CL&CS) - Theo VASEP, dư địa ở khối thị trường CPTPP vẫn còn nhiều đối với thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần có được nguồn nguyên liệu ổn định trong nước, cũng như đa dạng nguồn cung nhập khẩu từ các nước nội khối.

Nửa đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 1,12 tỷ USD, giảm 22%.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), quý 2/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt kim ngạch cao hơn 30% so với quý 1 với trên 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, thì mức tăng trưởng âm 27,5% vẫn giữ nguyên từ quý 1.
Do vậy, tính đến hết nửa đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản thấp hơn 27,5% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 4,15 tỷ USD. Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều sụt giảm đáng kể, tuy nhiên, so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU (giảm lần lượt 46% và 33%), thì xuất khẩu sang khối CPTPP vẫn có kết quả khả quan hơn.
Quý 2/2023, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và Trung Quốc có tín hiệu tích cực hơn, khi giá trị xuất khẩu cao hơn nhiều so với quý 1, trong đó, Mỹ cao hơn 49% và Trung Quốc cao hơn 57%. So với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng âm của 2 thị trường này cũng hạ thấp hơn so với quý 1.
Trong khi đó, xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và EU chỉ tăng con số khiêm tốn so với quý 1, thậm chí so với cùng kỳ năm ngoái còn bị giảm sâu hơn.
Cũng theo VASEP, tại thị trường CPTPP ít áp lực cạnh tranh hơn. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 1,12 tỷ USD, giảm 22%. Trong xu hướng chung của thế giới, sụt giảm xuất khẩu là khó tránh với tất cả các thị trường, trong đó có các nước CPTPP. Tuy nhiên, so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU (giảm lần lượt 46% và 33%), thì khối CPTPP vẫn có kết quả khả quan hơn.
Trong đó, xuất khẩu sang Nhật có mức giảm khiêm tốn 11%, nhờ sản phẩm GTGT của Việt Nam vẫn có ưu thế và đặc biệt là xu hướng gia tăng nhập khẩu nguyên liệu hải sản từ Nhật vào Việt Nam để gia công, chế biến xuất khẩu cho thị trường này. Đáng chú ý là Chile là nước duy nhất trong khối có mức tăng trưởng dương 15% trong 6 tháng đầu năm nay.
Thiếu nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng… nên lựa chọn sản xuất hàng GTGT và tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu theo hiệp định CPTPP đang là những giải pháp của nhiều doanh nghiệp vừa để ổn định việc làm cho người lao động, vừa để tận dụng công suất chế biến, tạo thêm nguồn thu nhập nhờ xuất khẩu sang Nhật Bản cũng như các nước khác trong khối CPTPP.
Theo VASEP, bối cảnh có nhiều yếu tố bất lợi trong những năm gần đây đang khiến Việt Nam mất dần vị thế tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, trước các nước khác có lợi thế nguồn cung và giá thành sản xuất thấp, giá bán cạnh tranh hơn như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia… Điển hình là sản phẩm tôm - mặt hàng chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam, ngày càng sụt giảm thị phần tại Mỹ và Trung Quốc khi những thị trường này tràn ngập tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ.
Trong khi đó, nhờ lợi thế về thuế nhập khẩu, thế mạnh về chế biến sâu, chế biến hàng GTGT và vị thế địa lý, sản phẩm thủy sản Việt Nam vẫn giữ vị trí hàng đầu ở nhiều thị trường trong khối CPTPP.
Cũng ví dụ, mặt hàng tôm, Việt Nam đang có vị thế số 1 tại Nhật Bản, chiếm 25-26% thị phần. Ấn tượng nhất là thị trường Australia đã tăng đột phá nhập khẩu tôm Việt Nam sau 5 năm, khiến thị phần của Việt Nam tăng từ 32% lên 69%.
Sau 5 năm, thuế nhập khẩu hầu hết các sản phẩm thủy sản Việt Nam sang các nước CPTPP đã về 0% hoặc được hưởng sẵn mức thuế cơ bản 0%. Lợi thế cạnh tranh này, các DN Việt Nam đã và đang tận dụng hiệu quả để giữ vị trí số 1 tại một số thị trường và gia tăng thị phần tại các thị trường khác.
Khối CPTPP chiếm 15,5% giá trị nhập khẩu thủy sản của cả thế giới với kim ngạch nhập khẩu từ 21 - 27 tỷ USD/năm. Năm 2022, nếu không tính Việt Nam, tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của 10 nước trong khối là 25 tỷ USD. Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho các nước trong khối CPTPP, sau Trung Quốc và Mỹ.
“Dư địa ở khối thị trường CPTPP vẫn còn nhiều đối với thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần có được nguồn nguyên liệu ổn định trong nước, cũng như đa dạng nguồn cung nhập khẩu từ các nước nội khối”, VASEP cho hay.
VASEP cũng cho biết, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản rất mong có sự đồng hành và hỗ trợ một cách hiệu quả của các bộ ngành trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, cụ thể là cần giải pháp về vốn cho ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản, làm sao có được điều kiện tốt để tận dụng lợi thế từ hiệp định CPTPP và các hiệp định FTA khác để giữ được vị thế của thủy sản Việt Nam trên thế giới.
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
Kiểm tra tiến độ dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng, thâm canh, chế biến sản phẩm chè Shan tuyết
sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 14:38
(CL&CS) - Ngày 23/5/2025, Đoàn kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ do ông Cao Minh Hải, Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng, thâm canh, chế biến sản phẩm chè Shan tuyết” tại huyện Chợ Mới.
Áp dụng 7 công cụ kiểm soát chất lượng với ngành may mặc và cơ khí
sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 14:32
(CL&CS) - Cơ khí và may mặc là hai ngành mũi nhọn của nước ta, đóng góp to lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa ở hai ngành này rất quan trọng. Theo chuyên gia năng suất, ngành may mặc và cơ khí khi áp dụng bảy công cụ kiểm soát chất lượng cần cần có những phương án chi tiết để đạt được hiệu quả cao nhất.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-GCC: Thảo luận cơ hội và tiềm năng hợp tác liên khu vực
sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 10:04
Chiều 25/5, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.