CPI tháng 4 tăng, tác nhân chính từ giá vật liệu xây dựng
(CL&CS) - Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 4 tăng nhẹ 0,18% so với tháng trước, nhưng đã tăng 2,09% so với cuối năm ngoái và tăng mạnh 2,64% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tiếp tục tăng với sự tăng giá mạnh của nhóm vật liệu xây dựng. Các chuyên gia cho rằng dù chịu áp lực nhiều hơn nhưng lạm phát vẫn chưa vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Theo Tổng cục Thống kê, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng theo giá nguyên liệu đầu vào sản xuất, dịch vụ giáo dục tăng trở lại tại một số địa phương sau thời gian miễn giảm học phí, giá ăn uống ngoài gia đình và dịch vụ du lịch tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng.
Trong đó, chỉ số giá của nhóm nhà ở và xây dựng (chiếm 18,8% tỷ trọng rổ hàng hóa tính CPI) là nguyên nhân chính khiến CPI tăng vọt, từ mức tăng 1,7% trong tháng 3 lên mức tăng mạnh 2,7%. Điều này là do chi phí đầu vào cao hơn. Giá khí đốt, thép và các nguyên liệu thô để sản xuất xi măng như xăng và than đá tăng mạnh, chủ yếu do xung đột Nga-Ukraine, theo đánh giá của Công ty chứng khoán Maybank Investment.
Ảnh hưởng tiếp theo đến từ nhóm nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (chiếm 4,6% rổ CPI) và ăn uống ngoài gia đình (chiếm 8,6%) tăng lần lượt 1,8% và 3,8% so với cùng kỳ. Đây được đánh giá là mức tăng mạnh hơn so với mức tăng của các tháng trước nhờ vào nhu cầu du lịch tăng trở lại và việc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế.
Nhóm giao thông (chiếm 9,7%) tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ do đà tăng giá xăng dầu. Ngược lại, nhóm thực phẩm (chiếm 21,3%) giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 4 tháng đầu năm, CPI tăng 2,1% so với cùng kỳ, cao hơn mức 0,89% của giai đoạn 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 4 tháng đầu năm 2017-2020. Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản trong 4 tháng đầu năm chỉ tăng 0,97% so với cùng kỳ.
Điều này đồng nghĩa với việc áp lực lên việc điều hành lãi suất và chính sách tiền tệ cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, áp lực lên lạm phát trong thời gian tới vẫn còn rất lớn.
“Lạm phát sẽ tăng trong những tháng tới khi việc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tổng cầu. Sẽ có những áp lực về nguồn cung xuất phát từ cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra và những hạn chế về di chuyển ở Trung Quốc, ngay cả khi những cú sốc về nguồn cung như lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia được thông qua”, báo cáo của MIB đưa ra dự báo.
Trên thực tế, nhiều đơn vị nghiên cứu mới đây đều nâng dự báo CPI cuối năm. Chẳng hạn như Công ty Chứng khoán BSC nâng từ mức 3,3% lên 3,6%, trong khi Công ty Chứng khoán Mirae Asset nâng từ 3,8% lên 3,9%, dù khẳng định lạm phát sẽ được kiểm soát ổn định dưới mức 4% trong năm nay.
Mức 4% cũng là mức được nhiều tổ chức đưa ra. Trước đó đầu tháng 4, Ngân hàng Standard Chartered duy trì dự báo về lạm phát của Việt Nam ở mức 4,2% cho năm 2022 và 5,5% cho năm 2023. Các yếu tố về nguồn cung sẽ mang đến rủi ro làm gia tăng lạm phát, đặc biệt là tình hình căng thẳng địa chính trị hiện tại. Trong trung hạn, các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát đến từ nguồn cầu sẽ gia tăng khi nền kinh tế phục hồi.
Văn Trì
- ▪9 điểm hạn chế, tồn tại của năm 2021 và 7 kiến nghị của Tổng cục Thống kê
- ▪Bản tin Chất lượng và cuộc sống: Dịch vụ tài chính kỹ thuật số công bằng với người tiêu dùng
- ▪Viên sủi KOWACHI Quảng cáo 'thổi phồng' công dụng, lừa dối người tiêu dùng
- ▪Masan công bố hệ sinh thái Tiêu dùng Công nghệ - Masan 4.0
Bình luận
Nổi bật
Việt Nam đi hàng đầu trong tham gia Hiệp định quan trọng nhất về biển từ đầu thế kỷ
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:34
Ngày 9/6, trong khuôn khổ Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên Hợp Quốc (UNOC 3), tại Nice, Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng các nhà lãnh đạo thế giới tham gia sự kiện đặt biệt để cổ vũ và thúc đẩy tiến trình ký kết Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia (còn gọi là Hiệp định về biển cả).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp trình Quốc hội thông qua sớm nhất có thể
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 11:00
"Hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trình Quốc hội thông qua trong thời gian sớm nhất có thể, phấn đấu là ngày 16/6/2025 để đáp ứng tiến độ khẩn trương của việc triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp".
Tiêu chuẩn CE và cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 10:34
(CL&CS) - Tiêu chuẩn CE không chỉ là một dấu hiệu kỹ thuật, mà còn là minh chứng cho chất lượng, sự an toàn và tuân thủ pháp lý. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, việc đạt được tiêu chuẩn CE ngày càng trở thành điều kiện sống còn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.