Thứ hai, 20/11/2023, 08:11 AM

Cơ hội ngành tái chế

(CL&CS) - Một số nhà nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, nhất là ở nhóm hàng may may mặc, gần đây đã đưa ra yêu cầu sản phẩm phải đáp ứng tỷ lệ nguyên liệu từ tái chế. Đây là xu hướng tiêu dùng mới trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh các chính sách phát triển xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 của nước ta cũng có một quy định liên quan vấn đề tái chế, đó là từ năm 2024, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có sử dụng bao bì phải có trách nhiệm thu gom tái chế bao bì bắt buộc. Dù quy định mới sẽ gia tăng chi phí cho doanh nghiệp nhưng đó là chi phí cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Nhìn thẳng thực tế, xu hướng phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đang tạo ra cơ hội lớn cho ngành tái chế hiện nay. Trong khi nhu cầu thị trường về tái chế ngày càng cao thì năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tái chế mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ. Đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đánh giá, quy mô ngành tái chế của nước ta còn nhỏ lẻ, nặng tính thủ công, chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn cao trong sản xuất hàng xuất khẩu. Năng lực và công nghệ tái chế của nước ta còn hạn chế, một mặt chưa tận dụng hết nguồn tài nguyên rác thải đang gia tăng số lượng trong mọi ngành nghề hiện nay. Bởi, theo ước tính hiện 80% lượng chất thải có khả năng tái chế, khi lượng chất thải này bị chôn lấp hoặc mang đốt thì tiếp tục gia tăng ô nhiễm môi trường, đồng thời mất cơ hội tái tạo thành nguyên liệu cho sản phẩm tiều dùng và xuất khẩu. Mặt khác, ngành tái chế còn yếu kém, trong khi trong khi doanh nghiệp nước ngoài lại rất có năng lực khiến thị trường này có nguy cơ bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh.

Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế tuần hoàn, trước bước thay đổi lớn trong thực thi quy định về tái chế từ năm 2024, doanh nghiệp tái chế trong nước cần tận dụng cơ hội để phát triển lĩnh vực này thành một ngành thế mạnh. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tái chế vươn mạnh ngay trên sân nhà, như chính sách tín dụng, công nghệ... Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc thu gom, phân loại rác thải có vai trò rất quan trọng. Bởi qua việc phân loại từ đầu nguồn, thu gom hợp lý sẽ giảm tác hại đến môi trường, giảm chi phí thu gom và xử lý. Đồng thời, tuyên truyền về văn hóa tiêu dùng gia tăng dùng sản phẩm xanh, sản phẩm tái chế sẽ tạo động lực cho ngành tái chế phát triển.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

“Ngôi sao hy vọng” cho doanh nghiệp trên chặng đường mới

“Ngôi sao hy vọng” cho doanh nghiệp trên chặng đường mới

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 20:45

(CL&CS) – Các thị trường xuất khẩu lớn đều đang có những thay đổi mạnh mẽ, đặt ra bài toán hóc búa đối với cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều “ngôi sao hy vọng” đã được các doanh nghiệp lựa chọn với mong muốn tạo ra bước ngoặt mới trong kinh doanh và vươn lên tầm cao mới.

Tìm hướng đi bền vững cho sản phẩm tái chế

Tìm hướng đi bền vững cho sản phẩm tái chế

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 20:45

(CL&CS) - Cùng với những bước chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam, ngành nhựa Việt Nam đã có những bước tiến liên tục để theo kịp và hỗ trợ hiệu quả hơn cho cộng đồng doanh nghiệp, nhất là chuyển đổi sản xuất xanh.

Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt

Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 20:45

(CL&CS) - Ngày 28/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".