Chủ nhật, 20/10/2024, 21:29 PM

Chuyên gia hiến kế “cứu” bầu trời Hà Nội

(CL&CS) - TP Hà Nội cùng nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp cấp bách và lâu dài để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí nhằm "cứu" bầu trời Hà Nội.

Theo các báo cáo gần đây từ AirVisual, Hà Nội thường xuyên có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức nguy hiểm. Cụ thể, chỉ số AQI tại Hà Nội thường dao động ở mức từ 150 đến 200, trong khi các chỉ số PM2.5 – một loại hạt bụi mịn nguy hiểm – thường vượt quá 50 microgram/m³, cao gấp nhiều lần so với mức an toàn 15 microgram/m³ mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo.

Bên cạnh đó, dữ liệu từ Bộ TN&MT cho thấy rằng nồng độ bụi mịn PM2.5 tại nhiều khu vực của Hà Nội thường xuyên vượt ngưỡng an toàn, đặc biệt là vào thời gian cao điểm như giờ tan tầm hay các tháng cuối năm.

Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn với hiện tượng nghịch nhiệt, khi nhiệt độ giảm vào ban đêm và sáng sớm, khiến bụi và các hạt ô nhiễm bị giữ lại trong không khí, không thể phân tán.

Bầu trời Hà Nội mù mịt vào mỗi buổi sáng thường xuyên xuất hiện trong thời gian gần đây. Ảnh: Công Hùng

Bầu trời Hà Nội mù mịt vào mỗi buổi sáng thường xuyên xuất hiện trong thời gian gần đây. Ảnh: Công Hùng

Trước tình hình trên, các chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả, Hà Nội có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trong những năm tới. Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm tuổi thọ trung bình của người dân.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội không phải là vấn đề mới, nhưng có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng và để ứng phó, thành phố cùng các chuyên gia đã và đang đưa ra nhiều giải pháp cấp bách cũng như lâu dài để giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm không khí. Để cứu lấy bầu trời Hà Nội.

Hà Nội hiện có 8 triệu phương tiện giao thông, tiêu thụ hàng triệu lít xăng dầu mỗi ngày... nên phải đối mặt với lượng khí thải khổng lồ. Theo ước tính, các phương tiện giao thông chiếm tới 30% tổng lượng khí thải, với các hạt bụi mịn từ động cơ diesel và xăng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm.

Ông Lê Thanh Nam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, thành phố đang triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt trong đó, trọng tâm là cải tạo hồ, sông ngòi; chuyển đổi năng lượng sạch; phát triển hệ thống giao thông và đô thị xanh.

Mục tiêu đến năm 2025, rác thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện, giảm diện tích chôn lấp. Đồng thời, từ năm 2025, Hà Nội sẽ thí điểm triển khai các vùng phát thải thấp. Các khu vực đông đúc và là điểm nóng về ô nhiễm không khí sẽ bị hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm.

Bên cạnh đó, ông Nam cũng nhấn mạnh, việc phát triển giao thông xanh, từ xe buýt điện đến hạ tầng giao thông thông minh sẽ là chìa khóa giúp Hà Nội giảm ùn tắc và ô nhiễm, mang lại một tương lai trong lành hơn cho Thủ đô.

GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Trưởng ban Khoa học, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cũng cho rằng, vai trò của các nhà nghiên cứu trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, để mang lại những giải pháp hiệu quả nhất, đại diện các doanh nghiệp, các bộ, ngành cần cung cấp, chuẩn bị những số liệu chính xác nhất, từ đó, các nhà nghiên cứu khoa học mới tạo ra được những giải pháp gắn liền với thực tiễn.

TS Nguyễn Văn Khải - Chuyên gia môi trường cho biết, việc sử dụng khẩu trang chống bụi mịn có thể giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với PM2.5 nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Ông nhấn mạnh rằng để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm, cần phải có các biện pháp quản lý tổng thể và lâu dài từ chính quyền.Trên thực tế, thời gian qua Hà Nội đã thực hiện một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, bao gồm áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 cho xe ô tô, phát triển các hệ thống giao thông công cộng hiện đại và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện xanh như xe đạp điện và xe điện. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn chưa đủ để cải thiện tình hình ô nhiễm không khí đáng kể.

Các chuyên gia môi trường cũng cho rằng, Hà Nội có thể học hỏi kinh nghiệm từ các thành phố khác trên thế giới về cách đối phó với ô nhiễm không khí. Chẳng hạn, Trung Quốc đã áp dụng thành công các biện pháp giảm thiểu khí thải từ xe cộ và công nghiệp thông qua việc triển khai các chính sách kiểm soát chặt chẽ và áp dụng công nghệ hiện đại. Các TP như Bắc Kinh và Thượng Hải đã giảm đáng kể mức độ ô nhiễm sau khi thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt.

Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và quản lý rác thải, áp dụng công nghệ xanh, kinh tế tuần hoàn là những giải pháp quan trọng, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.

Theo Tri thức và Cuộc sống

Bình luận

Nổi bật

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam". Tại đây, Hội nghị đã đưa ra 5 nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16

(CL&CS) - Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.