Thứ ba, 09/01/2024, 09:39 AM

Chuyên gia giải thích giá chung cư 'tăng phi mã', không phải dự án mới ít, không phải nhu cầu tăng

Chỉ trong quý III/2023, giá sơ cấp trung bình của căn hộ chung cư đã đạt 54 triệu đồng/m2, tăng trong 19 quý liên tiếp khiến nhiều người lao đao, khó thực hiện giấc mơ mua nhà.

Theo dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong 10 năm qua, giá địa ốc đã tăng hàng chục lần. Riêng năm 2021, giá nhà bình quân tăng trưởng hai chữ số, thậm chí gấp nhiều lần so với cùng kỳ. Hiện nay, dù thị trường chững lại nhưng phân khúc chung cư vẫn giữ được đà tăng.

Tương tự, Savills Việt Nam chỉ rõ, trong quý III/2023, giá sơ cấp trung bình của căn hộ chung cư đã đạt 54 triệu đồng/m2, tăng trong 19 quý liên tiếp và tăng hơn 77% so với quý I/2019.

Theo các chuyên gia, dù giá nhà đã tăng cao nhưng vẫn chưa thể hạ trong ngắn hạn. Nguyên nhân do nhiều chi phí cấu thành nên giá tăng cao như: giá đất, giá vật liệu xây dựng, lãi vay...

Cụ thể, đối với một dự án bất động sản, chi phí về đất là một trong những chi phí đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến giá thành đầu ra. Bình quân tại các khu vực đô thị, tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư, 20-30% giá thành nhà liền kề thấp tầng và khoảng 50% giá thành biệt thự.

Trong những năm gần đây, giá đất tăng 15-30%, đẩy giá nhà cũng đội lên 2-8%.

Không chỉ giá đất, các nguyên vật liệu xây dựng như sắt, thép, cát...cũng đồng loạt tăng mạnh. Đơn cử, giá sắt, thép tăng khoảng 15-20%, trong khi chi phí nguyên vật liệu chiếm 65-70% giá trị dự toán xây dựng công trình.

gia nha

Ảnh minh họa

Ngoài ra, chi phí để triển khai dự án cũng bị đội lên vì những vấn đề về pháp lý còn nhiều vướng mắc làm thời gian thi công kéo dài. 

Theo thông tin từ VTC News, Ông Giang Anh Tuấn, Giám đốc sàn bất động sản Tuấn Anh cho biết, có những dự án mất tới 4-5 năm mới có thể hoàn thiện thủ tục pháp lý. Việc hoàn thiện pháp lý cho dự án không đơn giản chỉ là doanh nghiệp đến sở rồi sẽ có công văn mà phải chờ các sở, ban, ngành liên quan có ý kiến. Thời gian chờ đợi thủ tục phải theo quy định nhưng thường là trễ hẹn.

Ông Tuấn cũng nêu thêm dẫn chứng, nếu doanh nghiệp mua một lô đất 500 tỷ đồng thì mỗi năm mất 10% chi phí lãi vay, tức 50 tỷ đồng. Chi phí này doanh nghiệp buộc phải cộng vào giá.

“Nhiều doanh nghiệp giờ bị mắc kẹt vì nếu giảm giá bán sẽ lỗ nặng, còn nếu không giảm giá thì sẽ không bán được hàng. Chính vì vậy, với nhiều dự án chưa thực hiện, nhiều chủ đầu tư không muốn xây dựng mà tìm đổi tác chuyển nhượng ”, ông Tuấn chia sẻ.

Theo TS Nguyễn Duy Phương, Giám đốc đầu tư DGCapital, có quá nhiều lý do khiến chủ đầu tư dự án bất động sản không chọn giảm pháp giảm giá nhà: “Trong đó, có thể thấy khi triển khai một dự án thì chủ đầu tư đã thế chấp cả đất và tài sản hình thành trong tương lai để vay vốn ngân hàng. Việc giảm giá bán sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản bảo đảm tại ngân hàng, trong khi đó chủ đầu tư không còn tài sản khác để bổ sung cho các khoản vay.

Bên cạnh đó, nhiều dự án vì vướng pháp lý nên phải mất nhiều năm đến nay mới có thể triển khai mở bán. Chủ đầu tư trong khoảng thời gian đó vẫn phải gánh các khoản chi phí lãi vay, chi phí đất ngày càng tăng”.

Phương Uyên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.