Thứ năm, 14/10/2021, 13:28 PM

Chuyển đổi hơn 48.000 ha đất lúa sang khu công nghiệp

(CL&CS) - Ủy ban Kinh tế cho rằng, thời gian tới, đất khu công nghiệp được chuyển đổi từ đất lúa tương đối lớn với 48.400 ha. Và khi đã chuyển đổi sang đất khu công nghiệp thì không thể khôi phục diện tích đất lúa, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng...

Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, đất khu công nghiệp thời gian tới sẽ được chuyển đổi từ đất lúa tương đối lớn

Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, đất khu công nghiệp thời gian tới sẽ được chuyển đổi từ đất lúa tương đối lớn

Trong khuôn khổ phiên họp thứ 4, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, theo dự thảo quy hoạch, diện tích đất lúa đến năm 2030 giảm 348.770 ha và nhiều diện tích sẽ được chuyển sang đất phi nông nghiệp. Cơ quan thẩm tra đề nghị rà soát, hạn chế việc chuyển đổi đất lúa (nhất là đất chuyên trồng lúa) tại các vùng có tiềm năng trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp.

Đất khu công nghiệp, chỉ tiêu sử dụng được Quốc hội quyết định đến năm 2020 là 191.420 ha, thực hiện được 90.830 ha, đạt 47,45%. Với mục tiêu đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2030 là 210.930 ha, tăng 120.100 ha so với năm 2020, tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm, các trục kinh tế ven biển, gắn kết với hạ tầng giao thông.

Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, đất khu công nghiệp thời gian tới sẽ được chuyển đổi từ đất lúa tương đối lớn (48.400 ha), khi đã chuyển đổi sang đất khu công nghiệp thì không thể khôi phục diện tích đất lúa đó. Do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, hạn chế việc sử dụng đất lúa để làm các khu công nghiệp.

Về đất quốc phòng, an ninh, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, xu hướng biến động loại hình đất này trong thời kỳ 2021 - 2030 không lớn; diện tích tăng thêm chủ yếu để mở rộng, bố trí quy hoạch mới các công trình, dự án cho mục đích quốc phòng, an ninh… Ủy ban Kinh tế đề nghị cần bám sát Nghị quyết số 132/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế.

Về một số loại đất khác, theo ông Vũ Hồng Thanh, thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, một số địa phương tiến hành lấn biển để xây dựng hạ tầng giao thông, nhà ở.

Để bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, cơ quan thẩm tra đề nghị cân nhắc quan điểm phát triển quỹ đất theo hướng lấn biển trong bối cảnh diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thiên tai, cần đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội...

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Đột phá thể chế cho giấc mơ an cư

Đột phá thể chế cho giấc mơ an cư

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 14:00

"An cư thì mới lạc nghiệp". Câu nói ấy không chỉ là một châm ngôn đời thường, mà còn là định hướng lớn cho chính sách phát triển quốc gia.

Nam Định xác định 5 khâu đột phá để hiện thực hóa khát vọng phát triển KHCN, ĐMST và CĐS

Nam Định xác định 5 khâu đột phá để hiện thực hóa khát vọng phát triển KHCN, ĐMST và CĐS

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 09:19

(CL&CS)- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định đã xác định 5 khâu đột phá để hiện thực hóa khát vọng phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo(ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS).

Chuyến công tác của Thủ tướng: Hoạt động đối ngoại quan trọng trong thực hiện Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới

Chuyến công tác của Thủ tướng: Hoạt động đối ngoại quan trọng trong thực hiện Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 13:53

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc lần thứ 3 và tiến hành các hoạt động song phương tại Pháp, thăm chính thức Cộng hòa Estonia và Vương quốc Thụy Điển, từ ngày 5 đến 14/6/2025.