Thứ tư, 27/10/2021, 21:20 PM

Chủ đầu tư dự án có thể nhận đặt cọc không quá 30% giá trị bất động sản

(CL&CS) - Đó là kiến nghị bổ sung quy định đặt cọc khi mua nhà của HoREA nêu trong văn bản góp ý về dự thảo Nghị định 76 định quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng để góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.

Theo HoREA, trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản có thể nhận tiền đặt cọc của khách hàng để bảo đảm giao kết hợp đồng kinh doanh bất động sản. Giá trị đặt cọc do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 30% giá trị bất động sản.

Theo HoREA, trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản có thể nhận tiền đặt cọc của khách hàng để bảo đảm giao kết hợp đồng kinh doanh bất động sản. Giá trị đặt cọc do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 30% giá trị bất động sản.

HoREA cho biết, tại Khoản 2 Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (Dự thảo Nghị định 76) quy định: “Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản phải có văn bản (nêu rõ tên, địa chỉ doanh nghiệp và tên, địa điểm dự án (nếu có), loại hình giao dịch, loại bất động sản giao dịch, dự kiến thời gian ký kết hợp đồng), kèm theo mẫu hợp đồng áp dụng cho từng dự án gửi trực tiếp hoặc thông qua bưu điện đến cơ quan quản lý nhà ở tại Trung ương.

Trường hợp này quy định đối với chủ đầu tư xây dựng nhiều dự án tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc dự án nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Chủ đầu tư phải gửi hồ sơ tương tự đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu chủ đầu tư chỉ đầu tư xây dựng dự án tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để được tổng hợp, theo dõi”.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, điều khoản này sẽ tạo thêm thủ tục hành chính và mất thêm thời gian, có thể tác động làm tăng thêm giá nhà, làm giảm cơ hội kinh doanh của chủ đầu tư dự án bất động sản.

Thứ hai, Khoản 2 Điều 5 “Dự thảo Nghị định 76” không phù hợp với Khoản 2 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: “Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.

Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 5 “Dự thảo Nghị định 76” lại quy định áp dụng đối với mọi mọi trường hợp “bán, cho thuê mua nhà ở có sẵn, hoặc hình thành trong tương lai”.

Thứ ba, tại Khoản 2 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ quy định “chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh”, nhưng Khoản 2 Điều 5 “Dự thảo Nghị định 76” lại quy định “gửi đến cơ quan quản lý nhà ở ở Trung ương, hoặc gửi đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh”.

Thứ tư, điều khoản này quy định chủ đầu tư gửi đến cơ quan quản lý nhà ở ở Trung ương, hoặc gửi đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để tổng hợp, theo dõi, nhưng Hiệp hội nhận thấy, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng không thể quản lý “kiểu thủ công” như thế này mà nên áp dụng công nghệ để quản lý.

Thứ năm, Khoản 2 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 không quy định Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện nên nội dung Khoản 2 Điều 5 “Dự thảo Nghị định 76” là không phù hợp.

Vì vậy, HoREA đề nghị bỏ Khoản 2 Điều 5 “Dự thảo Nghị định 76”, không quy định: Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản phải có văn bản gửi đến cơ quan quản lý nhà ở ở Trung ương, hoặc cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để tổng hợp theo dõi. Chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Bên cạnh đó, HoREA cũng đề nghị Bộ Xây dựng quản lý hành vi giao dịch bất động sản trước khi ký hợp đồng kinh doanh bất động sản, nhất là giao dịch đặt cọc. Bởi theo HoREA, trước đây, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ điều chỉnh các hành vi giao dịch bất động sản kể từ thời điểm ký hợp đồng kinh doanh bất động sản, nhưng chưa điều chỉnh các hành vi giao dịch trước thời điểm ký hợp đồng như đặt cọc, hứa mua, hứa bán, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, hợp đồng góp vốn… Điều này dẫn đến xuất hiện tình trạng nhận tiền đặt cọc có giá trị lớn. Thậm chí, có trường hợp lên đến 90% giá trị nhà đất, trong lúc Khoản 1, Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định việc thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng.

Do đó, HoREA đề nghị bổ sung khoản 3, điều 5 dự thảo Nghị định 76 quy định về đặt cọc như sau: “Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản có thể nhận tiền đặt cọc của khách hàng để bảo đảm giao kết hợp đồng kinh doanh bất động sản. Giá trị đặt cọc do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 30% giá trị bất động sản. Hình thức văn bản thỏa thuận đặt cọc do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật về dân sự”.

K.C

Bình luận

Nổi bật

Cần có chế tài xử phạt mạnh tay với các lỗi vi phạm an toàn vệ sinh lao động

Cần có chế tài xử phạt mạnh tay với các lỗi vi phạm an toàn vệ sinh lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:27

(CL&CS) - Vừa qua, tại Đồng Nai đã xảy ra vụ nổ lò hơi thương tâm ở Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) làm 6 người chết, 5 người bị thương. Vụ tai nạn xảy ra một lần nữa cho thấy vấn đề bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp rất đáng báo động.

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Theo quy định về thực phẩm của Singapore, các sản phẩm thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào có thể gây mẫn cảm cho người tiêu dùng đều phải được ghi rõ trên bao bì thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS) - Thời gian qua, trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mua, bán hàng hóa có giá trị lớn trên không gian mạng, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân.