Chính sách pháp luật cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(CL&CS) - Ngày 29/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021.

Năm 2021, dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh mẽ ở trong nước cũng như trên thế giới. Đợt dịch lần thứ 4 ở Việt Nam khiến cho nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nề. Kết quả khảo sát do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  thực hiện từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 9/2021 với gần 3.000 doanh nghiệp phản hồi đang hoạt động tại 63 tỉnh thành, thành phố cho thấy 93,9% doanh nghiệp cho biết tác động của dịch ở mức độ “hoàn toàn tiêu cực” và “phần lớn là tiêu cực”, tăng so với mức 87,2% của khảo sát năm 20201. Dịch COVID-19 tác động đến doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

tri29

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, năm 2021, kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam tính GDP theo quý, quý III – thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất, GDP đã tăng trưởng âm. Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến phần lớn các ngành trong nền kinh tế, tình hình đăng ký doanh nghiệp sụt giảm cả về số doanh nghiệp, số vốn và số lao động đăng ký. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động, giải thể đều tăng.

Cũng theo Chủ tịch VCCI đến giai đoạn cuối năm, khi nước ta chuyển hướng trong chính sách phòng dịch từ “zero COVID” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, các hoạt động kinh tế đã dần khởi sắc, bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại ở hầu hết các ngành kinh tế. Có được điều này là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước; sự quan tâm sát sao của người đứng đầu Đảng, Nhà nước.

Do đó, với mục tiêu, nhân diện các vấn đề pháp luật kinh doanh tác động tới cộng đồng doanh nghiệp hàng năm, Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2021 tiếp tục điểm lại những chính sách nổi bật cũng như những vấn đề pháp lý cần thảo luận trong năm 2021.

Năm 2021, hoạt động xây dựng chính sách vẫn đi theo hai “dòng chảy”

Trong bối cảnh đặc biệt của năm 2021, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, hoạt động xây dựng chính sách vẫn đi theo hai “dòng chảy” chính, tương tự như năm 2020 nhưng có phần mạnh mẽ hơn, đó là: “Dòng chảy” chính sách hỗ trợ, phục hồi sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp; và “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

tri291

Với “Dòng chảy” chính sách hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh: mạnh mẽ, nhanh chóng, kịp thời, Chủ tịch VCCI cho biết, năm 2021, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở nước ta gây thiệt hại nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế. Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp; tháo gỡ những “điểm nghẽn” mở đường cho doanh nghiệp phục hồi kinh doanh là một trong những dòng chính sách nổi bật, đậm nét của năm nay.

Với “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, Chủ tịch VCCI cho biết, dòng chảy này vẫn đang được thúc đẩy nhưng vẫn còn nhiều thách thức về tính hiệu quả.

Năm nay, hoạt động cắt giảm chi phí tuân thủ theo chỉ đạo Nghị quyết 60/NQ-CP được thúc đẩy mạnh mẽ. Hầu hết các bộ đã đưa ra các phương án cắt giảm chi phí tuân thủ với mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ trong các văn bản hiện hành. 

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC3 giảm 30 loại phí, lệ phí đến hết ngày 31/12/2021 với các mức giảm 50%, 30%, 20%, 10% so với mức phí hiện hành.

Đây là chính sách tiếp nối chính sách giảm phí, lệ phí trong khoảng 06 tháng một lần. Bắt đầu từ năm 2020 đã có 03 đợt giảm phí, lệ phí. Chính sách này đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh thường xuyên liên quan các thủ tục có các loại phí, lệ phí được giảm (ví dụ: phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản; lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh; phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; phí thẩm định dự toán xây dựng, phí thẩm định thiết kế kỹ thuật…).

Từ thực tế ấy, người đứng đầu VCCI nhấn mạnh để môi trường kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả không chỉ cần các đạo luật hay nghị định tốt mà còn cần các thông tư cấp bộ có chất lượng cao và việc triển khai thực hiện các chính sách trên thực tế nhanh chóng, thuận lợi.

Cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Điểm lại báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) cho biết: năm vừa qua là năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới, đồng thời cũng là giai đoạn diễn ra đỉnh sóng của dịch COVID-19. Hoạt động xây dựng luật cũng đang trong giai đoạn "chuyển tiếp" với số lượng luật và đề xuất xây dựng luật mà VCCI nhận được đề nghị góp ý lần đầu tăng khá cao.

Cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

Cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

Theo ghi nhận của số đông doanh nghiệp, trong năm 2021, các chính sách liên quan tới dịch COVID-19 đã hỗ trợ kịp thời, giúp khai thông các điểm nghẽn và tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Đặc biệt Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" giúp tháo gỡ những khó khăn như sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu, nguồn lao động; giảm bớt tình trạng phát sinh chi phí lớn cho doanh nghiệp hay phát sinh thủ tục hành chính và các giấy phép con, nhất là vấn đề hàng hóa ùn tắc tại một số cảng biển lớn.

Ngày 19/10/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Ngày 27/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế tại Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15.

Nghị định số 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể ở bốn nhóm giải pháp hỗ trợ miễn giảm: i) giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019; ii) miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong Quý III và Quý IV/2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19; iii) giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01/11/2021 đến hết 31/12/2021 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; iv) Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp phát sinh lỗ trong năm 2020.

Có thể thấy chính sách miễn, giảm thuế trên đã hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh - những đối tượng dễ bị tổn thương và chịu thiệt hại nặng nề trong đợt dịch COVID-19. Chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng cũng hướng đến các hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề kinh doanh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng như: dịch vụ vận tải, sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí…

Nhìn chung, các chính sách đã nhìn “trúng” và “đúng” các đối tượng cần hỗ trợ và là “liều thuốc trợ lực” kịp thời giúp doanh nghiệp và người dân bước đầu trụ vững trước những khó khăn do đại dịch COVID-19.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:48

Kempinski Saigon River - Tổ hợp khách sạn sang trọng, biểu tượng sống của sự tinh tế với những trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Kempinski Saigon River là kết quả bắt tay của các huyền thoại: Nhà sáng lập Ecopark, Kempinski Hotels cùng huyền thoại kiến trúc đương đại - Kengo Kuma.

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

Condotel xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 - 2018, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đã có khoảng 30.000 sản phẩm condotel được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng... Tuy nhiên, khi thị trường khó khăn, loại hình này bắt đầu lắng xuống, đóng băng và mất thanh khoản.

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Với việc đạt chứng nhận cao nhất của AFC dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho các cầu thủ bóng đá Châu Á, Trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Vinmec được kỳ vọng sẽ là “địa chỉ đỏ” cho các VĐV chuyên nghiệp và những người tham gia thể thao phong trào.