Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
(CL&CS) - Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.
Thông tin tại tọa đàm “Nhà ở xã hội: Đột phá từ chính sách mới” do Báo Người Lao động tổ chức ngày 21/11, các chuyên gia cho biết, nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH) hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người lao động, đặc biệt là đô thị lớn như TPHCM.
Chính vì vậy, cần có những cơ chế, chính sách mới để tạo đòn bẩy, bứt phá trong việc phát triển loại hình này.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường, trong giai đoạn 2021-2030, TPHCM dự kiến phát triển khoảng 69.700-93.000 căn NƠXH. Đặc biệt trong giai đoạn 2021-2025, Thành phố dự kiến phát triển 26.200 đến 35.000 căn.
Trong gần 5 năm qua, TPHCM đã hoàn thành 6 dự án (5 dự án NƠXH và 1 dự án nhà lưu trú công nhân) với quy mô 2.745 căn hộ và đang thi công 4 dự án với gần 3.000 căn hộ.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, thời gian qua TP.HCM gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển NƠXH, nhà lưu trú công nhân. Khó khăn ở hầu hết các khâu như quy hoạch xây dựng, xác định nghĩa vụ tài chính, các thủ tục về đất đai, thủ tục đầu tư, xác định giá bán NƠXH.
Ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC), thông tin hiện nay việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NOXH) đang đối mặt với 5 khó khăn, thách thức chính: Cơ chế chính sách, lợi nhuận định mức, chính sách hỗ trợ lãi suất tại TPHCM, thủ tục đầu tư phức tạp, phê duyệt giá mua và vốn đối ứng.
Từ thực tế triển khai các dự án NƠXH, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành cho rằng, các vấn đề tồn tại lớn nhất khi triển khai NƠXH đó là lợi nhuận giới hạn ở mức 10% là quá thấp khi thủ tục kéo dài đến 5 năm, giai đoạn đầu tư mất thêm 2 năm. Tính bình quân, trong 7 năm, mỗi năm chủ đầu tư chỉ đạt khoảng 1,3-1,5% lợi nhuận, không đủ để tái đầu tư.
Bên cạnh đó, thủ tục xin làm NƠXH còn phức tạp hơn so với nhà ở thương mại. Khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra và kiểm tra khiến doanh nghiệp gặp nhiều áp lực. Do đó, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NƠXH đã không muốn tiếp tục thực hiện các dự án khác.
"Những chính sách ưu đãi hiện tại chủ yếu mang lại lợi ích cho người dân, trong khi các doanh nghiệp phải chịu hết gánh nặng. Điều này cho thấy, chính sách đang tập trung vào việc mang lại lợi ích cho người dân, nhưng lại đẩy khó khăn về phía doanh nghiệp. Vì vậy, cần điều chỉnh chính sách để thu hút nhà đầu tư”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Từ những khó khăn trên, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM Lê Hoàng Châu kiến nghị, để thúc đẩy phát triển NƠXH cần tập trung vào các yếu tố cốt lõi như quỹ đất, hỗ trợ tín dụng và đơn giản hóa thủ tục đầu tư; chi phí mua đất cần được tính toán đúng và đủ, đồng thời lãi suất cho vay nên được giảm để tạo điều kiện thuận lợi hơn...
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, TPHCM đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ nhằm đẩy nhanh công tác phát triển NƠXH. TPHCM sẽ cụ thể hóa quy hoạch phân khu, xác định rõ các vị trí dành cho nhà ở, ưu tiên phát triển các khu vực mới hoặc tái sử dụng các vị trí cũ, đảm bảo pháp lý trong quá trình xây dựng.
Đồng thời đẩy mạnh hoàn thiện thủ tục giao đất và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để triển khai các dự án NƠXH.
TPHCM đã phê duyệt khoảng 3.700 tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư vào NƠXH trong giai đoạn 2021 - 2025. Ngoài ra, TPHCM cũng đang tích cực kêu gọi đầu tư từ trong và ngoài nước, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong xây dựng nhằm giảm giá thành.
TPHCM cũng triển khai các chính sách hỗ trợ lãi suất, trong đó có gói hỗ trợ 120.000 tỉ đồng, điều này giúp người mua nhà tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn…
Ông Huỳnh Trịnh Phong, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch và pháp chế Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, iện nay, quỹ đất để phát triển NƠXH chủ yếu bao gồm hai nguồn chính. Thứ nhất, quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại đã được pháp luật quy định từ trước nhưng vẫn còn nợ lại hoặc chưa triển khai. Thứ hai, quỹ đất do các chủ đầu tư NƠXH tự tìm kiếm, mua lại, hoặc xin đầu tư.
Trước đây, việc xác định vị trí cụ thể cho các dự án NƠXH chưa được quy định rõ ràng, gây khó khăn trong triển khai. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Luật Quy hoạch sẽ yêu cầu quy định chi tiết vị trí để đảm bảo đáp ứng nhu cầu NƠXH hàng năm.
Theo Tạp chí Hải quan
- ▪Tâm điểm CL&CS: Giá cho thuê nhà ở xã hội đắt ngang nhà thương mại
- ▪Gói tín dụng mới 30 nghìn tỷ đồng: Cơ hội thứ 2 cho người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội
- ▪Thành phố lớn thứ 3 Việt Nam là địa phương duy nhất cả nước có dự án nhà ở xã hội được phê duyệt trong quý III/2024
- ▪Giá nhà ở xã hội tiệm cận giá nhà thương mại
Bình luận
Nổi bật
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS) - Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.
Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:38
(CL&CS) - Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia được phát triển trong suốt 10 năm qua.
Chuyên gia mách nước “3 tiêu chí vàng” đầu tư BĐS vừa an toàn, vừa tối đa lợi nhuận
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 18:57
(CL&CS) - Nhà thấp tầng Vinhomes được giới chuyên gia “chọn mặt gửi vàng” khi thỏa mãn 3 tiêu chí tiên quyết trong đầu tư BĐS, giúp nhà đầu tư lãi ngay khi vừa mua và thảnh thơi hưởng lợi nhuận tích sản dài lâu.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.