Chính phủ muốn trình Quốc hội để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực ngày 1/7

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực ngày 1/7.

Luật Đất đai 2024 đã hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất với nhiều quy định mới. Ảnh minh họa.

Luật Đất đai 2024 đã hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất với nhiều quy định mới. Ảnh minh họa.

Đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất lớn

Như vậy, nếu được Quốc hội phê chuẩn, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 5 tháng so với dự kiến (1/1/2025).

Đó là nội dung được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra tại cuộc họp với Bộ Tài nguyên Môi trường và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Phó Thủ tướng cho rằng, với việc đề nghị Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm hơn 5 tháng, đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn, nhưng phải thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng văn bản pháp luật.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh, xây dựng các văn bản pháp luật là một trong những ưu tiên cao nhất của Chính phủ, Thủ tướng. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành.

Luật Đất đai 2024 sớm được thi hành sẽ giải quyết vướng mắc của thị trường bất động sản

Luật Đất đai 2024 sớm được thi hành sẽ giải quyết vướng mắc của thị trường bất động sản

Quán triệt tinh thần làm từ sớm, từ xa

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết Bộ đã chủ trì soạn thảo 6 nghị định và 4 thông tư. Trong đó, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định chi tiết 51 nội dung được giao trong luật, tập trung vào quy định chung; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất…

Về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau như phạm vi, đối tượng, chính sách thực thi, đồng thời lưu ý quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất… Phó Thủ tướng yêu cầu cần làm rõ. Đồng thời cần làm rõ "có khả thi không, có thể cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền hơn nữa không, mức độ chuyển đổi số đã được chưa".

Đối với hai dự thảo nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần có chính sách, công cụ tài chính xử lý các diện tích đất chưa hoặc chậm đưa vào sử dụng, đất nông lâm trường, chống đầu cơ đất đai…

Đối với một số nội dung mới, vấn đề phát sinh trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 156 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cũng như xây dựng nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết Bộ đang tiến hành lấy ý kiến về dự thảo hai nghị định này theo quy định.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp nỗ lực bảo đảm trình dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa đúng thời hạn.

"Quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 phải quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến, tư duy khác nhau, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến", Phó Thủ tướng quán triệt.

Theo Phó Thủ tướng, các văn bản pháp luật do mỗi bộ, ngành chịu trách nhiệm xây dựng phải thể hiện mối quan hệ gắn bó, thực hiện mục tiêu xuyên suốt đặt ra trong Luật Đất đai năm 2024 và đồng bộ, thống nhất với pháp luật khác có liên quan.

Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường được giao phối hợp, khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2024.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, để kịp thời có hiệu lực đồng bộ với Luật Đất đai năm 2024 vào ngày 1/7.

Minh Thành

Bình luận

Nổi bật

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Cách đây 2 năm, tại Bình Phước, giới đầu tư không khỏi kinh ngạc trước hình ảnh sôi động của thị trường bất động sản Bình Phước. Khi đó, giá nhà đất Bình Phước bất ngờ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Thậm chí những dự án được rao bán cách đây nhiều năm đến thời điểm “cơn sốt” diễn ra vẫn chỉ là bãi đất trống nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2024 của OneHousing (đơn vị thuộc Tập đoàn One Mount) cho thấy, khoảng 53% khách hàng được hỏi đều có nhu cầu mua bất động sản trong quỹ đầu năm nay (tăng 17%) so với quý 3/2023.

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.