Thứ sáu, 11/03/2022, 07:15 AM

Chất lượng cuộc sống nông thôn được nâng cao

(CL&CS) - Bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội nông thôn có nhiều điểm sáng, nhiều thành tựu nổi bật. Các địa phương thực hiện quyết liệt, toàn diện các chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, đề án khác về nông thôn, nông dân, nông nghiệp.

Tổng cục Thống kê vừa công bố ấn phẩm Kết quả chủ yếu Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020. Theo kết quả điều tra, tại thời điểm 01/7/2020, khu vực nông thôn có 8.297 xã, giảm 681 xã so với thời điểm 01/7/2016. Trong đó, có 1.903 xã miền núi, 2.035 xã vùng cao, 68 xã hải đảo và 4.291 xã thuộc các vùng khác với 30.294 thôn.

935

Cũng theo kết quả điều tra, hiện cả nước có 5.768 xã có hộ/cơ sở chuyên chế biến nông, lâm, thủy sản, chiếm 69,52% tổng số xã với 220.599 hộ/cơ sở hoạt động, bình quân mỗi xã có 38,25 hộ/cơ sở.

Như vậy cuộc điều tra cho thấy bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn nông thôn những năm 2016 - 2020 có nhiều điểm sáng, nhiều thành tựu nổi bật:

Một là, Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới và các chương trình, đề án khác về nông thôn, nông dân, nông nghiệp được triển khai quyết liệt, rộng khắp và thu được kết quả khá toàn diện.

Hai là, kết cấu hạ tầng nông thôn, bao gồm: Hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng vệ sinh môi trường được bổ sung, hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng.

Ba là, cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Bốn là, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua khó khăn về thiên tai, dịch Covid-19 ở người, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm để duy trì và phát triển sản xuất ổn định. Năm là, sinh kế của người dân được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn tiếp tục được cải thiện.

Bên cạnh những thành quả đạt được, sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản những năm vừa qua bộc lộ ngày càng rõ những yếu kém về bảo vệ môi trường sinh thái. Việc thu gom, xử lý chất thải của khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, dịch vụ và rác thải, nước thải sinh hoạt của dân cư trên địa bàn nông thôn còn nhiều bất cập.

Thu gom, xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn cũng có tình trạng tương tự. Năm 2020, cả nước có 4.799 xã và 43.250 thôn không có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, chiếm 57,84% tổng số xã và 65,33% tổng số thôn khu vực nông thôn. Tỷ lệ số xã và số thôn không có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung chiếm trong tổng số xã và số thôn trên địa bàn các xã vùng núi là 65,53% và 70,71%; các xã vùng cao là 85,80% và 88,81%; các xã hải đảo là 69,12% và 74,05%; các xã thuộc vùng khác là 40,99% và 48,25%.

Đáng chú ý là, phần lớn lượng nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh và nước thải sinh hoạt của dân cư trên địa bàn nông thôn xử lý không triệt để, thậm chí không xử lý, đổ thẳng ra kênh mương, sông suối gây ô nhiễm trên địa bàn rộng lớn.

Kết quả điều tra cũng cung cấp thêm thông tin làm rõ hơn một số hạn chế, bất cập đã biết nhưng khắc phục còn chậm hoặc mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản những năm vừa qua.

Bao gồm ba vấn đề lớn:

Chưa thực sự đột phá trong khai thác, sử dụng tiềm năng, lợi thế, nguồn lực về lao động, đất đai, thị trường và các nguồn lực khác trên địa bàn nông thôn rộng lớn nói chung và lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản nói riêng; nhiều điểm nghẽn vẫn tiếp tục tồn tại

Mặc dù trong những năm vừa qua có bước phát triển mới, nhưng cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp chuyển dịch chậm, sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, nông nghiệp vẫn là chủ yếu

Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái có xu hướng gia tăng, tác động tiêu cực tới tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội trên địa bàn nông thôn.

Thời gian tới cần có hệ thống các giải pháp đồng bộ, thiết thực và hiệu quả để xử lý, khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, đưa nông thôn, nông nghiệp nước ta tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh giàu nhất vùng ĐBSCL đón khu đô thị lớn chưa từng có từ trước đến nay, quy mô 8.000 người, vốn 3.000 tỷ

Tỉnh giàu nhất vùng ĐBSCL đón khu đô thị lớn chưa từng có từ trước đến nay, quy mô 8.000 người, vốn 3.000 tỷ

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 00:17

Dự án có tổng diện tích đất sử dụng là 49ha. Liên danh đến từ Hà Nội là nhà đầu tư duy nhất đăng ký làm khu đô thị này.

Thị xã giàu nức tiếng 'sát vách' TP. HCM vừa lên thành phố: Tốc độ giao dịch bất động sản 'vượt mặt' thành phố lớn

Thị xã giàu nức tiếng 'sát vách' TP. HCM vừa lên thành phố: Tốc độ giao dịch bất động sản 'vượt mặt' thành phố lớn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 00:16

Bến Cát lên thành phố được xem là động lực phát triển mới của phía Đông TP. HCM khi nằm 'sát vách' huyện Củ Chi.

Thành phố trẻ nhất Việt Nam có hệ thống giao thông đồ sộ, tuyến đường 18.000 tỷ tiếp sức 'cất cánh' cho địa phương

Thành phố trẻ nhất Việt Nam có hệ thống giao thông đồ sộ, tuyến đường 18.000 tỷ tiếp sức 'cất cánh' cho địa phương

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 00:01

Từ đầu tháng 5/2023, thị xã này sẽ chính thức 'cất cánh' lên thành phố.