Thứ ba, 09/01/2024, 10:23 AM

Chân dung ‘ông lớn’ đứng sau nhà máy điện mặt trời liên tiếp vướng sai phạm tại Đắk Nông

Nhà máy này có công suất 50MWac, được xây dựng trên diện tích 63,14ha, tưởng chừng sẽ đóng góp lớn cho mạng lưới điện nước nhà, nhưng lại bị Thanh tra Chính phủ “tuýt còi” vì dính quá nhiều sai phạm.

Nhà máy điện mặt trời Cư Jút với hàng loạt sai phạm

Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

ket luan thanh tra

Kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút

Trong kết luận này, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra loạt sai phạm của dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút. Dự án này do CTCP Thủy điện miền Trung làm chủ đầu tư.

Cụ thể, cơ quan này xác định UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khi vị trí khu đất thực hiện các dự án chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Cư Jút và quy hoạch xây dựng nông thôn mới thị trấn Ea Tling, xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút.

Bên cạnh đó, tổ giúp việc đã có vi phạm khi không lấy ý kiến tham gia của các sở/ngành có liên quan trong việc thẩm định dự án.

Ngoài ra, năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút không được thẩm định, đánh giá theo quy định tại Luật Đầu tư 2014; chủ đầu tư dự án chưa thực hiện việc báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hạng mục đường dây 110 kV là vi phạm quy định Luật Bảo vệ môi trường 2014. 

Về việc cho thuê đất thực hiện dự án, Thanh tra Chính phủ xác định UBND tỉnh Đắk Nông cho chủ đầu tư thuê đất để đầu tư xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút diện tích 59,96ha nhưng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất xây dựng công trình năng lượng. 

Đồng thời, vị trí các khu đất thực hiện dự án cùng với một số dự án nhà máy điện gió khác nằm trong diện tích 2 mỏ bauxit thuộc Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là vi phạm nguyên tắc sử dụng đất và vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Luật Đất đai 2013.

CTCP Thủy điện miền Trung là chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút đã khởi công xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời trong khi đất xây dựng dự án chưa được UBND tỉnh Đắk Nông cho thuê là vi phạm Luật Xây dựng 2014.

Đáng nói hơn, dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút vận hành thương mại trước khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ra thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu công trình hoàn thành.

Dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút có công suất 50MWac, được xây dựng trên diện tích 63,14ha, với tổng mức đầu tư 1.367 tỷ đồng. Dự án lắp đặt 187.890 tấm pin với điện lượng bình quân 94,71 triệu kWh/năm.

nha-may-dien-mat-troi-cu-jut

Nhà máy điện mặt trời Cư Jút

Tiềm lực của doanh nghiệp đứng sau nhà máy điện mặt trời Cư Jút

CTCP Thuỷ điện Miền Trung được thành lập vào 2004 với 500 tỷ đồng vốn điều lệ. Thời điểm đó, doanh nghiệp được Công ty Điện Lực 2 (PC2) góp 30% vốn điều lệ; Công ty Điện Lực 3 (PC3) góp 30% vốn điều lệ; Công ty Xây lắp Điện 1 góp 20% vốn điều lệ và Công ty Điện lực Hà Nội góp 20% vốn điều lệ. 

Đến năm 2005, Công ty Xây lắp Điện 1 rút khỏi tư cách cổ đông sáng lập; đồng thời Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp này cũng đồng ý cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thay thế vị trí cổ đông sáng lập của Công ty Xây lắp Điện 1.

Ngày 22/12/2006, Đại hội đồng Cổ đông đã quyết định tăng vốn điều lệ công ty lên 1.200 tỷ đồng Việt Nam. Ngày 29/9/2016, Thuỷ điện Miền Trung được niêm yết lần đầu.

Đến nay, Thủy điện miền Trung có vốn điều lệ đạt 1.469 tỷ đồng, tương đương với 146.912.668 cổ phiếu. 

Cổ đông lớn của doanh nghiệp này gồm: Tổng Công ty Điện lực Miền Trung - EVNCPC  với hơn 33.745.997 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ sở hữu 22,97%); Tổng Công ty Điện lực Miền Nam - EVNSPC với hơn 33.745.997 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ sở hữu 22,97%); Công ty TNHH Năng Lượng REE với 35.472.704 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ sở hữu 24,15%); số cổ phiếu còn lại là 43.947.969 thuộc sở hữu của cổ đông khác (chiếm tỷ lệ sở hữu 29,91%).

Cơ cấu thành viên HĐQT của công ty này là: Chủ tịch Lâm Xuân Tuấn; ông Lê Quý Anh Tuấn; ông Nguyễn Quang Quyền; ông Nguyễn Viết Pa Sa; ông Nguyễn Đức An; ông Nguyễn Hữu Phương; ông Nguyễn Hữu Tâm. Các thành viên HĐQT đa số đại diện cho vốn của EVNCPC và EVNSPC.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Năng Lượng REE chính là công ty con của CTCP Cơ điện Lạnh (REE) với tỷ lệ sở hữu 100%. Trong đó, ông Nguyễn Quang Quyền thành viên HĐQT của CTCP Thuỷ điện Miền Trung còn được biết đến là Phó Tổng Giám đốc của CTCP Cơ điện Lạnh (REE).

Phương Uyên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.