Thứ năm, 10/06/2021, 08:28 AM

Cảnh báo người tiêu dùng mua phải hàng giả khi giá thép tăng cao

(CL&CS) - Hiện nay, khi giá thép tăng cao, liên tiếp xuất hiện nhiều trường hợp làm thép giả cũng đã được phát hiện. Việc xử lý tình trạng làm thép giả cần phải được thực hiện nghiêm vì liên quan đến chất lượng các công trình xây dựng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Bình Dương) cùng Công an TP. Dĩ An và Công ty TNHH MTV Ống Thép Hòa Phát đã tiến hành kiểm tra đối với Kho hàng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt tại địa chỉ số 48, Quốc Lộ 1K, khu phố Đông A, phường Đông Hòa, TP. Dĩ An.

Tại đây, đoàn kiểm tra ghi nhận tại Kho hàng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt có chứa 5.914 kg ống thép ghi nhãn hiệu Hòa Phát các loại, nhưng đại diện Công ty TNHH MTV Ống Thép Hòa Phát xác định không phải hàng do công ty sản xuất ra.

5625_8

Thép giả mạo sản phẩm của Hòa Phát bị cơ quan chức năng phát hiện

Ngoài ra, tại hiện trường còn có 12.252 kg thép xây dựng các loại mang nhãn hiệu khác nhưng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên chuyển về Đội Quản lý thị trường số 2 tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo các chuyên gia về xây dựng, thép không rõ nguồn gốc, thép kém chất lượng giả mạo thương hiệu không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp lớn uy tình và gây rủi ro đến chất lượng các công trình xây dựng, các hạng mục sử dụng ống thép.

Đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, việc xác định mặt hàng là hàng giả đều có quy định rõ ràng. Việc chứng minh một mặt hàng là hàng giả có nhiều cách, trong đó ý kiến của đơn vị sản xuất ra mặt hàng bị làm giả là căn cứ quan trọng.

Đại diện Công ty TNHH MTV Ống Thép Hòa Phát khẳng định sản phẩm của công ty đã bị công ty Tương Lai Việt làm giả với giá trị lô hàng ở mức trên 150 triệu đồng. Do vậy, công ty này cho rằng cần xử lý nghiêm về tội làm hàng giả để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn cho các công trình.

Gần đây, các lực lượng thực thi pháp luật, quản lý thị trường Bắc Kạn, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nội cũng đã xử lý nhiều tổ chức, cá nhân cố tình làm giả, nhái hàng ống thép Hòa Phát nhằm trục lợi. Điển hình là vụ việc của Công ty Cổ phần Thép Tổng hợp An Phát.

Thực tế, tháng 5/2019, Phòng An ninh Kinh tế (PA04) - Công an TP. Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 14 - Cục Quản lý thị trường đã tiến hành xem xét việc thực hiện quy định pháp luật tại một dự án chung cư cao cấp tại quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Sau khi tiến hành xem xét tại dự án trên, PA04 phát hiện sản phẩm ống thép Hòa Phát sử dụng trong phòng cháy chữa cháy và đường nước dân dụng được cung cấp bởi công ty An Phát cho nhà thầu thi công là hàng giả, không phải ống thép do Hòa Phát sản xuất.

Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả sản phẩm ống thép theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 (ban hành năm 2017). Đồng thời, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Buôn bán hàng giả", khởi tố bị can và tạm giam đối với Nguyễn Quang Thành (SN 1982, trú tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội); Nguyễn Trung Kiên (SN 1983, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) là Giám đốc và Phó giám đốc Công ty Cổ phần Thép Tổng hợp An Phát.

Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 đến dưới 150 triệu đồng thì có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Theo đó, khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP nêu rõ định nghĩa hàng giả là: Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Ngày 27/4/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) tổ chức lễ khởi động chương trình khuyến mãi “Niềm tin gắn kết”, đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập đơn vị.

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...