Thứ ba, 01/06/2021, 20:20 PM

Giá thép tăng, người thu nhập thấp giảm cơ hội có nhà

(CL&CS) - Giá thép vẫn tiếp tục tăng từng ngày đẩy giá công trình xây dựng lên cao, làm giảm cơ hội cải thiện chất lượng sống của hàng triệu người lao động đang ở trong khu nhà không đảm bảo điều kiện sống.

Cơ hội có nhà sẽ lùi xa, chất lượng cuộc sống thấp

“Giá thép tăng từng ngày” là một vấn đề mà các chuyên gia kinh tế đều nhắc đến trong cuộc trao đổi với phóng viên của Tạp chí Chất lượng và Cuộc sống về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong bối cảnh cả nền kinh tế liên tục chịu những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, cả nước đang bộn bề nhiều việc vừa phải dồn lực chống dịch vừa duy trì sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội, hàng triệu người lao động vẫn sống trong các khu nhà ở không đảm bảo điều kiện sống, rủi ro lấy nhiễm dịch bệnh cao thì giá thép liên tục tăng, liên tục lập đỉnh mới.

Vấn đề giá thép liên tục tăng cao, liên tục lập đỉnh mới đang đặt thêm vấn đề phải giả quyết. Các chuyên gia nhìn nhận về vấn đề tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa chú trọng đến thói quen sinh hoạt, văn hóa, ... của người lao động cũng là một bất cập.

Giá thép và cùng với giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu có xu hướng tăng cao đã tác động tiêu cực đến thị trường xây dựng và nhà ở, làm các doanh nghiệp ngành xây dựng và nhà ở đã trải qua hơn 1 năm khó khăn vì Covid-19 nay lại thêm khó khăn vì chi phí đầu vào tăng và ảnh hưởng đến sự ổn định vĩ mô, ông Phạm Xuân Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội cho thuê tài chính phát biểu.

Giá thép và vật liệu xây dựng tăng đã làm giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,4% so với tháng trước và làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm.

Theo các doanh nghiệp và các chủ đầu tư cho biết, giá thép và vật liệu xây dựng tăng đã đội giá thành các công trình xây dựng tăng hơn 20%

Theo các doanh nghiệp và các chủ đầu tư cho biết, giá thép và vật liệu xây dựng tăng đã đội giá thành các công trình xây dựng tăng hơn 20%

Theo các doanh nghiệp và các chủ đầu tư cho biết, giá thép và vật liệu xây dựng tăng đã đội giá thành các công trình xây dựng tăng hơn 20%. 

Giá thành xây dựng tăng làm cho các dự án nhà ở xã hội chững lại như vậy người thu nhập thấp sẽ giảm cơ hội có nhà.

 “Vấn đề rất đáng chú ý hiện nay là phần lớn người lao động vẫn phải ở trọ, ở thuê. Mới chỉ có 10% công nhân khu công nghiệp có nhà ở đủ tiêu chuẩn. 90% còn lại đang phải ở trong những căn nhà không đảm bảo chuẩn tối thiểu về diện tích nhà ở và điều kiện sống rất tồi tàn. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm cho Covid-19 bùng phát trong các khu công nghiệp lần này”, ông Hòe nói.

Thống kê của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho biết hiện cả nước khoảng 3  triệu công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khoảng 2 triệu người có nhu cầu về nhà ở.

Dịch Covid-19 bùng phát đã làm cho nhiều người lao động mất việc làm, giảm thu nhập và giá nhà tăng đẩy khả năng mua được nhà, thuê được nhà ở tiêu chuẩn lùi xa. Bên cạnh đó giá xây dựng tăng thì giá cho thuê cũng tăng khiến người thu nhập thấp đã khó lại thêm khó.  

Với cơn lốc giá thép và vật liệu xây dựng, TS.Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng giá nhà ở xã hội sẽ không ở mức dưới 25 triệu/m2. Giá tăng có nghĩa là khả năng mua được nhà của nhiều người lao động thu nhập thấp lùi xa, chưa kể nhiều người còn mất việc giảm thu nhập.

Tổng cục Thống kê cho biết thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2020 chỉ đạt 5,5 triệu đồng, giảm 128 nghìn đồng so với năm 2019. Trong quý I/2021, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người trong độ tuổi lao động, và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.

Bộ Lao động và Thương binh, Xã hội dự báo, với tình hình dịch bệnh bùng phát hiện nay, sẽ có trên 30 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, khoảng 4 triệu lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất bị tác động trực diện.

Đầu tư công và nguy cơ đình trệ

Ở góc độ khác, TS.Nguyễn Đình Cung chỉ ra tác động tiêu cực khác từ giá thép, giá vật liệu xây dựng tăng cao đó là “sẽ đẩy đầu tư công vào nguy cơ đình trệ” trong khi đầu tư công chính là giải pháp trọng yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh COVID-19 này.

 Nhưng đầu tư công đang đứng trước nguy cơ đình trệ vì giá thép và giá vật liệu xây dựng liên tục lập đỉnh mới đẩy giá thành xây dựng bị đội lên rất nhiều. Khi tổng mức đầu tư thay đổi, chủ đầu tư buộc phải đi xin lại chủ trương đầu tư. Thủ tục này có thể kéo dài nhiều tháng thậm chí hàng năm. Như thế tiến độ đầu tư công kéo dài theo.

Cũng tương tụ như dụ án đầu tư công, dự án nhà ở xã hội sẽ bị đình trệ vì không thể tăng giá bán. Giá thành xây dựng tăng cao nhưng không thể tăng giá bán như nhà ở thương mại nên sẽ nhiều chủ đầu tư chọn cách dừng, giãn tiến độ dự án. 

Vỗn dĩ các chính sách ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội chưa đủ hấp dẫn, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp không mấy mặn mà nay giá thép, giá đầu vào tăng cao, lại thêm tác động của đại dịch, các chủ đầu tư nhà ở xã hội đã thấy oải.

Nếu tình trạng tăng giá vật tự này không được kiểm soát, thị trường nhà ở sẽ không bao giờ xuất hiện căn hộ 25-30 triệu đồng một m2 vì bị đội giá. Nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cũng buộc phải tính lại mức mới và người có thu nhập trung bình, thấp càng khó mua được nhà vì tiền lương tăng chậm hơn tốc độ tăng giá vật tư”, theo ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành.

Kế hoạch đặt ra trong 10 năm qua là xây dựng 22,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội nhưng thực tế chỉ xây được 17,6 triệu m2, tức là 78%. Nhưng số lượng căn nhà xã hội đưa vào sử dụng còn ít, nhiều dự án bỏ hoang, xuống cấp nhanh mà một trong những nguyên nhân là giá chưa phù hợp. Lại thêm một số công trình dự án chất lượng thấp dẫn đến cái nhìn về hình ảnh nhà ở xã hội bị ảnh hưởng, rằng đó là nhà ở thấp cấp, xập xệ. Chủ đầu tư thấy bỏ ra nhiều tiền nhưng thu lại không đáng nên cũng không muốn làm nhà ở xã hội.

Các chuyên gia đề nghị  phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc không để giá thép tăng cao, đồng thời cần có giải pháp góp phần kéo giảm giá nhà để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của đông đảo người có thu nhập thấp, cần quy trình xây dựng xem xét hoàn thiện quy chuẩn để ngăn hiện tượng đầu cơ thổi giá.

 Bên cạnh đó cần bổ sung vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội và tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. Và phải cải cách thủ tục hành chính, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Doanh nghiệp phản ánh về việc dự án bị ngâm quá lâu do vướng ở khâu thủ tục hành chính. Có những dự án doanh nghiệp đề xuất đến 7 năm mới được chấp nhận.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:20

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

(CL&CS) - Năng suất xanh (GP) là chiến lược nhằm đồng thời nâng cao năng suất và hoạt động môi trường để phát triển kinh tế-xã hội nói chung nhằm cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống của con người.

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:19

(CL&CS) - Trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.