Thứ tư, 24/01/2024, 14:46 PM

Cần sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho phù hợp với ngành nông nghiệp

(CL&CS)- Ngày 22/1/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với đoàn công tác Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, đến nay, ngành nông lâm ngư nghiệp đã có 1.359 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và 114 quy chuẩn quốc gia.

Trong đó, tất cả nhóm sản phẩm hàng hoá thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn” và 11 nhóm hàng hoá thuộc “Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành” thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều đã có quy chuẩn quốc gia và TCVN để quản lý.

Tuy nhiên, sau 17 năm ra đời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đang gây ra một số khó khăn vướng mắc.

Nguyên nhân là hầu hết vật tư nông nghiệp chỉ có tiêu chuẩn cơ sở, nếu quy định như trên sẽ không đủ điều kiện để công bố hợp chuẩn. Ngoài ra, trong xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng không còn phù hợp.

Đồng thời do “sự phù hợp của quy chuẩn kỹ thuật với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan” và “việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng quy chuẩn kỹ thuật” thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành phải thực hiện trong quá trình xây dựng quy chuẩn quốc gia. Và trong quá trình xây dựng quy chuẩn quốc gia, các cơ quan quản lý chuyên ngành đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu dự thảo quy chuẩn quốc gia và chịu trách nhiệm về nội dung quy định của quy chuẩn quốc gia khi ban hành.

Bên cạnh đó, còn những vướng mắc liên quan sự thống nhất giữa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật với Luật Đầu tư năm 2020 và sự thống nhất giữa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật với Luật An toàn thực phẩm.

anh-ghep-chuan

Cần sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho phù hợp với ngành nông nghiệp

Không chỉ trong ngành vật tư nông nghiệp mà trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, Luật Thú y được Quốc hội ban hành năm 2015, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016, trong đó Điều 78 yêu cầu mọi sản phẩm thuộc thú y sản xuất lưu thông trên thị trường phải được hợp quy.

Tuy nhiên, theo Cục Thú y ghi nhận từ phản ánh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, thì: quy định này là thừa, vì sản phẩm thuốc thú y đã bị quản lý bằng hai công cụ mạnh hơn rất nhiều là đăng ký lưu hành và quy trình sản xuất GMP. Ngay cả quy định về thuốc dành cho người trong Luật Dược cũng chỉ cần đăng ký lưu hành và GMP, không cần hợp quy.

Do sự phản đối của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhanh chóng nhận ra sự bất cập này, nên đã nhiều lần trì hoãn thi hành việc hợp quy đối với sản xuất thuốc thú y. Trong lần gần nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo thời hạn áp dụng thủ tục chứng nhận hợp quy là tháng 4/2024 nhằm đợi sửa Luật Thú y. Tuy nhiên trong năm 2023, các doanh nghiệp nghe “phong thanh” rằng  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra dự thảo, sẽ tiếp tục lùi thời hạn áp dụng đến 2029. Các doanh nghiệp đinh ninh rằng sẽ tiếp tục được trì hoãn, dẫn đến hầu hết chưa có doanh nghiệp nào trong ngành sản xuất thuốc thú y hoàn thành thủ tục hợp quy.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh sự cần thiết của tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn cơ sở. Đây là những tiêu chuẩn mà cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng xây dựng. Bên cạnh đó, ông cũng đề cập đến việc nghiên cứu, đưa ra các giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính với sự tham gia của nhiều bên.

Để không bị chậm trễ so với thực tiễn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu lên một số đề xuất với đoàn công tác Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị cho phép Bộ được quyền chủ động lùi thời hạn các quy định có trong Luật, nhưng thấy bất hợp lý khi thực thi trong thực tiễn. Cần đưa Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia vào khâu hậu kiểm với những cơ chế, phương án phối hợp hợp lý.

Liên quan vấn đề xung đột các văn bản quy phạm pháp luật, ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng việc khó khăn, vướng mắc xuất hiện khi thay đổi chính sách là có. Do đó, cần bổ sung, nghiên cứu, làm việc với các Bộ chuyên ngành để giải quyết.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 10:52

(CL&CS) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 02/2024/TT-BTTTT quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT)

Phát triển chuẩn đo lường quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường

Phát triển chuẩn đo lường quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 08:41

( CL&CS) - Ngày 5/4/2024, Viện Đo lường Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hội thảo “Phát triển chuẩn đo lường quốc gia và phối hợp nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường”.

Đề xuất tháo gỡ vướng mắc về quy định hợp quy với thuốc thú y

Đề xuất tháo gỡ vướng mắc về quy định hợp quy với thuốc thú y

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 19:49

(CL&CS) - Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh thuốc thú y Việt Nam đã có Công văn số 20/02/CVHH gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong quy định về thủ tục công bố hợp quy thuốc thú y cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.