Cần có chiến lược để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistic
(CL&CS)- Các cảng của Việt Nam đã được đầu tư về quy mô với khả năng tiếp nhận tàu trên 100.000 tấn. Việt Nam có tới hơn 70 tuyến đường quốc tế, rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics, nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn.
Tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Cơ sở hạ tầng, công nghệ quản lý và môi trường chính sách mặc dù đã được cải thiện, nhưng vẫn cần được đẩy mạnh để bắt kịp trình độ phát triển của các nước đối tác và đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Hiện nay, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để trở thành một trung tâm vận chuyển hàng hóa đường biển xuyên quốc tế. Các cảng của Việt Nam đã được đầu tư về quy mô với khả năng tiếp nhận tàu trên 100.000 tấn. Việt Nam có tới hơn 70 tuyến đường quốc tế, rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics, nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn.
Đại diện Công ty Cổ phần Hàng hải VSICO chia sẻ “VSICO là hãng tàu container nội địa nằm trong top đầu Việt Nam về sản lượng thông qua cảng nội địa, có bề dày lịch sử 15 năm khai thác chuyên tuyến vận tải container trong nước và quốc tế. VSICO có hệ thống mạng lưới đại lý rộng khắp toàn quốc và tại Châu Á: Lào, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore”. Với khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát triển bền vững, đến hiện tại, VSICO là một trong hai hãng tàu nội địa hàng đầu ở Việt Nam, đang từng bước phát triển mạnh mẽ các tuyến container trong khu vực; hướng đến mục tiêu mở rộng khai thác tuyến vận quốc tế ở các chặng dài, chặng xa, cùng kết nối với các chủ tàu container Việt Nam để phát triển thành một đội tàu container quốc tế có đủ năng lực phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, các doanh nghiệp FDI, liên doanh cũng như song hành phát triển đồng bộ lĩnh vực logistics theo mục tiêu, chủ trương của Chính Phủ đề ra.
Theo một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh về chất lượng nguồn nhân lực logistics cho thấy 53,3% doanh nghiệp thiếu nhân viên có trình độ và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp có đào tạo lại nhân viên và chỉ 6,7% doanh nghiệp hài lòng với trình độ chuyên môn của nhân viên.
Lao động sẵn có cho các dịch vụ logistics hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tại Việt Nam. Hầu hết các công ty dịch vụ logistics ở Việt Nam đang gặp phải tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và tiếng Anh chuyên ngành. Hầu hết lao động trong lĩnh vực này chưa được đào tạo bài bản. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc để đào tạo lại đội ngũ nhân viên, chưa kể đến vấn đề "chảy máu chất xám" nhân lực vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo dự báo, trong 3 năm tới, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics sẽ cần thêm khoảng 18.000 lao động, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ cần hơn một triệu nhân sự có chuyên môn về logistics. Các công ty kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Các nhà quản lý thường là những người chủ chốt, được đào tạo và đào tạo lại; tuy nhiên, họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, ít khi cập nhật kiến thức và phong cách lãnh đạo của họ chưa theo kịp nhu cầu.
Các số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng, điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 22 tỷ USD, chiếm 20,9% GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức cao trong khu vực. Nguồn nhân lực chính đang trở thành vấn đề nan giải nhất của ngành logistic hiện nay. Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu về chất lượng, trình độ chuyên môn và kỹ năng của nguồn nhân lực logistics ngày càng cần phải được nâng cao, đáp ứng với yêu cầu của thời đại, đặc biệt là nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn sâu về ngành, các kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, marketing, đàm phán, triển khai,...
Để ngành dịch vụ logistics Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, bắt kịp với xu thế của quốc tế, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước thì nước ta cần những giải pháp phù hợp hơn nữa. Đào tạo nguồn nhân lực cho logistics không chỉ là nhiệm vụ của các cấp quản lý, cơ sở đào tạo mà cần sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các tổ chức trong việc cung cấp thông tin, xây dựng nhiều hình thức động viên khuyến khích như cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện giảng dạy, học tập…
Tại buổi làm việc giữa Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam và Công ty Cổ phần Hàng hải VSICO, ông Lê Trọng Quân, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hải VSICO chia sẻ những vấn đề bất cập khi tuyển dụng nhân sự trên thực tế hiện nay mà các hãng tàu, trong đó có VSICO đang gặp phải và bày tỏ sự cần thiết của việc kết hợp giữa đào tạo lý thuyết tại nhà trường và đào tạo thực tế tại doanh nghiệp. “Có sự khác biệt giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc tiếp nhận sinh viên thực tập. Nhà trường gửi sinh viên đi thực tập 1 đến 3 tháng với kết quả nhận về là một bản báo cáo về những gì quan sát được tại doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp mong muốn sinh viên đến học việc, làm việc bán thời gian và thời gian thực tập cần được diễn ra liên tục trong vòng ít nhất 6 tháng, có như vậy khi ra trường sinh viên mới có thể đáp ứng ngay được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp”.
Ông Lê Trọng Quân, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hải VSICO
Ông cũng chia sẻ thêm: VSICO sẵn sàng tiếp nhận sinh viên của các trường hội viên của Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đến thực tập tại doanh nghiệp dưới hình thức thực tập sinh. Đây là một cơ hội rất thiết thực cho các trường đại học trong việc kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp cho sinh viên thực tập, làm quen, cọ sát thực tế công việc ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Theo các chuyên gia, ngay từ bây giờ cần phải có định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics nhằm thích ứng trước những biến động và rủi ro. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về sự cấp thiết của việc xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, để từ đó hướng đến sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam.
Việt Nam cần mở rộng chuyên ngành logistics tại các trường đại học, với các chuyên ngành hoặc chuyên ngành liên quan như: Luật, Tài chính, Ngoại thương, Kinh tế và Thương mại... Do đó, cần phải điều chỉnh lại mã ngành đào tạo logistics ở trình độ đại học và sau đại học hiện hành. Đồng thời, các cơ sở đào tạo chuyên về logistics cũng cần sớm được thành lập.
Hợp tác quốc tế về đào tạo, xây dựng chương trình giảng dạy, giáo trình và tài liệu tham khảo cho đào tạo logistics và quản lý chuỗi cung ứng là xu thế tất yếu. Điều này sẽ giúp sinh viên có cái nhìn tốt hơn về triển vọng nghề nghiệp và nắm bắt các yêu cầu của nghề nghiệp, cũng như các quy định của pháp luật, các thông lệ quốc tế liên quan đến các hoạt động logistics. Sinh viên cần được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về logistics, quản lý nhân sự, luật giao thông vận tải, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý hệ thống phân phối, giao nhận hàng hóa, kho bãi, khai thác vận tải đa phương thức và tiếng Anh chuyên ngành.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.