Thứ tư, 28/09/2022, 13:09 PM

Bức tranh kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn hấp dẫn

(CL&CS) - Tại tọa đàm mới đây, các chuyên gia cho rằng bức tranh trung hạn của Việt Nam vẫn hấp dẫn, bởi duy trì một mức tăng trưởng GDP cao (dự báo tăng trưởng GDP 7% năm 2022).

Mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022 là 7% có thể đạt được, tương đương với mức tăng 7,5% trong nửa cuối năm 2022.

Mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022 là 7% có thể đạt được, tương đương với mức tăng 7,5% trong nửa cuối năm 2022.

Theo ông Đào Minh Châu, Phó Giám đốc phân tích cổ phiếu SSI Research, mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022 là 7% có thể đạt được, tương đương với mức tăng 7,5% trong nửa cuối năm 2022.

Về điểm sáng vĩ mô, chỉ số PMI tháng 8 đạt trên mức 50 điểm tháng thứ 11 liên tiếp, với sự cải thiện về số lượng đơn đặt hàng mới từ khách hàng cả trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, ngành tiêu dùng hồi phục với doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng tăng mạnh 19% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa 8 tháng tăng đã vượt mức trước dịch COVID-19, tăng 34% so với cùng kỳ 2019.

Những điểm sáng khác còn phải kể đến lạm phát bình quân 8 tháng được kiểm soát ở mức thấp 2,6%; cán cân thương mại 8 tháng ước tính thặng dư 4 tỷ USD và thặng dư ngân sách với thu 8 tháng tăng gần 20% so với cùng kỳ.

Trong thời gian tới, ông Châu đánh giá động lực tăng trưởng quý 4/2022 và 2023 đến từ chính sách tài khóa, với gói kích thích kinh tế có thể được giải ngân nhiều hơn vào quý cuối năm nay và trong năm 2023.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục được hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc có thể dần nới lỏng các chính sách phong tỏa COVID-19 giúp thúc đẩy nhu cầu khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Nhắc đến các yếu tố rủi ro, đại diện SSI cho biết, áp lực kinh tế thế giới càng tăng với rủi ro suy thoái sẽ ảnh hưởng tới kênh xuất khẩu của Việt Nam. CPI Việt Nam có độ trễ so với thế giới và có thể tăng mạnh vào cuối năm khi chính phủ điều chỉnh các mặt hàng như giá điện, giá y tế và kỳ vọng tiếp tục cao trong năm 2023.

Chính sách tiền tệ ngày càng có xu hướng thắt chặt hơn với cung tiền giảm và lãi suất tăng trong quý 4/2022 và 2023 trong bối cảnh NHTW trên thế giới liên tục thắt chặt chính sách. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ hơn.

Thanh khoản thị trường bất động sản có nguy cơ sụt giảm, đặc biệt thị trường trong năm 2023 và 2024 có rủi ro lớn đến từ đáo hạn nợ trái phiếu, trong hai năm tới khối lượng TPDN đáo hạn gần 250.000 tỷ đồng, sẽ tác động tới ngành bất động sản và ngân hàng.

Chuyên gia SSI nêu, thị trường chứng khoán được đánh giá vẫn hấp dẫn khi P/E (dựa trên số liệu lợi nhuận quá khứ) hiện tại khoảng 12.x, trong khi các thị trường khác như Thái Lan, Philippines, Malaysia hay Indonesia đều cao hơn Việt Nam nhiều (khoảng 16.x).

ROE của VN-Index khoảng 15% cao hơn so mức 9-10% của khu vực. Tỷ giá ổn định là yếu tố NĐTNN quan tâm, tỷ giá từ đầu năm đến nay mất giá hoảng 4% so với USD, nhiều quốc gia khác (Thái Lan, Malaysia, Philippines) mất giá khoảng 10-15% so với USD.

Ông Trần Ngọc Báu, CEO WiGroup nhận định, bối cảnh chung cho thấy bức tranh không tích cực về kinh tế toàn cầu. Dự phóng kinh tế Việt Nam, tổng hợp từ các tổ chức uy tín cho thấy quý 3 sẽ tăng trưởng kỷ lục, nội tại không phải tăng trưởng quá mạnh nhưng do mức so sánh cùng kỳ quá thấp.

Có đơn vị dự phóng kinh tế Việt Nam tăng 13,8% trong quý 3, điều này sẽ kéo tăng trưởng cả năm. Về tăng trưởng cả 2022, có tổ chức dự báo cao nhất là 8,5%, thấp nhất là 7%, bình quân khoảng 7,8% - vẫn là mức tương đối cao so với trước khi COVID-19 diễn ra. Tuy nhiên kết quả này đạt được là do nền tảng cơ sở năm 2021 thấp.

Về năm 2023, ông Báu cho rằng tình hình vĩ mô sẽ rất xấu khi tăng trưởng GDP chậm lại, xuống thấp hơn mức trước dịch, áp lực lạm phát lớn hơn so với 2022 - có thể lên tới 4,1%, tức là cao hơn mục tiêu 4% của Chính phủ. Tuy nhiên, áp lực hút ròng sẽ không còn mạnh, dòng tiền được kỳ vọng sẽ phục hồi dần.

Ông Báu cho rằng lãi suất năm 2023 sẽ đi ngang, áp lực tỷ giá sẽ không còn nặng nề khi nhiều quốc gia đạt tới đỉnh lạm phát và lãi suất của các nước này lập đỉnh ở 2023. 

Cũng tại tọa đàm, bình luận về tình hình vĩ mô, ông Huỳnh Minh Tuấn, Nhà sáng lập Công ty Cổ phần FIDT cho rằng bối cảnh kinh tế hiện nay không có điểm tốt đẹp. Việt Nam sẽ ghi nhận quý 3/2022 tăng trưởng kỷ lục trên nền so sánh thấp của năm ngoái. Đối diện nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, nhìn vào triển vọng vĩ mô nói chung vẫn là bức tranh xám màu.

Nói riêng về Việt Nam, nước ra vẫn đang rất khéo léo trong điều hành chính sách. Lợi thế của Việt Nam là tỷ lệ nợ công/GDP đang giảm nhiều, hiện chỉ 43% trong khi trần nợ công là 65%. Nếu so sánh với giai đoạn Trung Quốc đưa nền kinh tế qua cuộc khủng hoảng năm 2008-2011 thì cũng như vậy.

Ông Tuấn đánh giá đầu tư công sẽ giúp nền kinh tế, là động lực chính cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này. Bức tranh trung hạn của Việt Nam vẫn hấp dẫn, bởi duy trì một mức tăng trưởng GDP cao (dự phóng tăng trưởng trưởng GDP 7% năm 2022). Dòng vốn FDI, FII vào Việt Nam đều nhìn vào các chính sách và các chỉ số như trên.

Ông lưu ý việc triệt tiêu kỳ vọng lạm phát là bài toán phải giải quyết, cần ổn định mặt bằng giá cả để ít gây áp lực lên chính sách tỷ giá.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh là cầu nối Việt Nam và Phnom Penh sẽ có tới 4 thành phố, đường sắt, cao tốc và cả sân bay tiềm năng: Sở hữu ‘nóc nhà Nam Bộ’ hot nhất mùa Phật đản sắp tới

Tỉnh là cầu nối Việt Nam và Phnom Penh sẽ có tới 4 thành phố, đường sắt, cao tốc và cả sân bay tiềm năng: Sở hữu ‘nóc nhà Nam Bộ’ hot nhất mùa Phật đản sắp tới

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 15:26

Tỉnh biên giới này có một khu du lịch được 'thiết kế đẹp nhất' cách TP. Hồ Chí Minh chỉ 110km, được kỳ vọng sẽ đưa du lịch tỉnh cất cánh và nằm trong top trong các điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam.

Miền Trung Việt Nam sắp có điểm dừng chân ngắm cảnh mới giáp tuyến đường ven biển nghìn tỷ

Miền Trung Việt Nam sắp có điểm dừng chân ngắm cảnh mới giáp tuyến đường ven biển nghìn tỷ

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 15:26

Khi hoàn thành, đây sẽ là điểm "check-in" tuyệt vời trên con đường ven biển cho cả du khách và người dân địa phương.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 15:05

Theo đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, thị trường bất động sản hiện nay đang xuất hiện tình trạng lách luật đầu tư, mua bán nhà ở xã hội.