Thứ tư, 05/06/2024, 09:36 AM

Bộ Y tế tạm ngừng lưu hành một sản phẩm của Obagi vì chứa chất cấm

(CL&CS) - Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Công văn số 1686/QLD-MP về việc tạm ngừng lưu hành sản phẩm mỹ phẩm Obagi Elastiderm Eye Cream do có chứa chất cấm Isobutylparaben.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa có Văn bản số 1686 về việc tạm ngừng lưu hành trên toàn quốc lô sản phẩm Obagi Elastiderm Eye Cream, Số lô: Lot 0599; NSX: 01/03/2023; HSD: 28/02/2026; Công ty sản xuất: Dension Pharmaceuticals, LLC (Địa chỉ: One Powder Hill Road Lincoln, RI 02865, USA) do Công ty TNHH MTV Thương mại Xuất nhập khẩu Obagi Việt Nam (Địa chỉ: 12-12A Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) nhập khẩu và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Theo Cục Quản lý Dược đưa ra lý do thực hiện thu hồi: Căn cứ vào công văn số 803/KNTMPTP-KHTCKT đề ngày 15/5/2024 kèm theo Phiếu phân tích số 24-343G ngày 11/3/2014 của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội về việc báo cáo mẫu gửi sản phẩm mỹ phẩm Obagi Elastiderm Eye Cream - Hộp 1 lọ 15g, mẫu sản phẩm chứa Isobutylparaben, chất Isobutylparaben không được có trong thành phần công thức sản phẩm mỹ phẩm.

Lô sản phẩm Obagi Elastiderm Eye Cream bị ngừng lưu hành trên toàn quốc.

Lô sản phẩm Obagi Elastiderm Eye Cream bị ngừng lưu hành trên toàn quốc.

Cũng theo công văn này, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn việc ngừng kinh doanh, sử dụng lô sản phẩm Obagi Elastiderm Eye Cream - Hộp 1 lọ 15g nêu trên; Chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm lấy mẫu trên địa bàn quản lý đối với sản phẩm; ưu tiên số lô: Lot 0599, Nhà sản xuất: Denison Pharmaceuticals, LLC (Địa chỉ: One Powder Hill Road Lincoln, RI 02865, USA) và gửi mẫu về Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh.

Chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm lấy mẫu trên địa bàn quản lý đối với sản phẩm, ưu tiên số lô: Lot 0599 và gửi mẫu về Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM.

Đồng thời, tổ chức tiếp nhận thông tin báo cáo của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dung, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của lô sản phẩm Obagi Elastiderm Eye Cream, hộp 15g.

Bên cạnh đó, Cục quản lý Dược đề nghị Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM kiểm tra chất Isobutylparaben và các chất bảo quản nhóm Paraben bị cấm sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm trên, gửi kết quả phân tích về Sở Y tế TP.HCM.

Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM phải phối hợp với Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM kiểm tra và lấy mẫu sản phẩm mỹ phẩm vi phạm để kiểm tra chất Isobutylparaben và các chất bảo quản nhóm Paraben bị cấm sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm tại các đơn vị: Công ty TNHH Onpoint (tầng 4, tòa nhà AB, 27B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM); Chi nhánh trung tâm – Bán hàng HiBeauty (220/27 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM).

Tiếp nhận kết quả kiểm nghiệm kiểm tra chất Isobutylparaben và các chất bảo quản nhóm Paraben bị cấm sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm nêu trên của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM. Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về Cục Quản lý Dược.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Công ty TNHH MTV thương mại xuất nhập khẩu Obagi Việt Nam, Công ty TNHH Onpoint và Chi nhánh trung tâm – Bán hàng HiBeauty cung cấp thông tin và phối hợp với Sở Y tế TP.HCM, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM lấy mẫu sản phẩm mỹ phẩm Obagi Elastiderm Eye Cream, hộp 15g để kiểm tra.

Trước đó, hồi tháng 2/2024, Công ty TNHH MTV thương mại xuất nhập khẩu Obagi Việt Nam (12-12A Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình) bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 70 triệu đồng với hành vi có thông tin, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác không phải là thuốc có tác dụng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người khiến người tiêu dùng hiểu nhầm các sản phẩm đó là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao khả năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nâng cao khả năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

sự kiện🞄Thứ năm, 20/06/2024, 15:52

(CL&CS) - Để bảo vệ người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đã mở rộng phạm vi đối với cả doanh nghiệp nước ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam. Đồng thời có thêm nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng, trách nhiệm cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm…

Định danh người bán hàng trên sàn thương mại điện tử là giải pháp chống hàng giả

Định danh người bán hàng trên sàn thương mại điện tử là giải pháp chống hàng giả

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 16:22

(CL&CS) - Trước thực trạng tất cả các sản phẩm hàng hoá đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các đại biểu cho rằng cần bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thu giữ hơn 5.500 sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Thu giữ hơn 5.500 sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 13/06/2024, 15:41

(CL&CS) - Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trên 5.500 quyển sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.