Bộ NN&PTNT: Để xuất khẩu rau quả bền vững, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng

(CL&CS) - Bộ NN&PTNT dự báo, năm 2023, xuất khẩu ngành hàng rau quả có thể đạt trên 5 tỷ USD. Tuy nhiên, để xuất khẩu rau quả bền vững, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng, hạn chế tối đa tình trạng gian lận mã số vùng trồng, ảnh hưởng đến thương hiệu rau quả Việt Nam xuất khẩu.

Các thị trường nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam là: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan. Trong đó, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt trên 2,75 tỷ USD, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Hà Lan tăng 50%, Hàn Quốc tăng 21%, Nhật Bản tăng 6%. Trung Quốc đang là thị trường lớn, chiếm 65% thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

176105_saurieng-8949

Trong nhóm hàng rau quả xuất khẩu, nhiều loại trái cây bứt phá ngoạn mục. Cụ thể, sầu riêng đạt 1,8 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu; mít, xoài, nhãn, bưởi, dưa hấu của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan tăng mạnh từ 45-150% so cùng kỳ năm trước.

Bộ NN&PTNT dự báo, năm 2023, xuất khẩu ngành hàng rau quả có thể đạt trên 5 tỷ USD. Tuy nhiên, để xuất khẩu rau quả bền vững, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng, hạn chế tối đa tình trạng gian lận mã số vùng trồng, ảnh hưởng đến thương hiệu rau quả Việt Nam xuất khẩu; xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, đáp ứng đầy đủ quy định về kiểm dịch từ các thị trường nhập khẩu.

Đáng chú ý, trong 10 tháng vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra gần 3.900 cảnh báo về an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu, trong đó có 55 cảnh báo đối với nông sản, thực phẩm từ Việt Nam. Con số này đã giảm khoảng 15% so với năm 2022.

Rau quả là nhóm hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 23 trường hợp. Theo các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh, cứ 6 tháng một lần, EU rà soát tất cả doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm. Nếu chấp hành tốt các quy định, EU sẽ giảm tần suất kiểm tra, giảm quy định, thủ tục đối với nông sản, thực phẩm Việt Nam nhập vào.

Bộ NN&PTNT khuyến cáo, để xuất khẩu rau quả bền vững các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những quy định để kịp thời điều chỉnh sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn mới ở các thị trường.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

VCCI kiến nghị bỏ rào cản cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

VCCI kiến nghị bỏ rào cản cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

sự kiện🞄Thứ năm, 29/05/2025, 15:22

(CL&CS)- Trong góp ý gửi Bộ Công Thương về dự thảo sửa đổi Nghị định 107/2018, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bỏ nhiều quy định bị cho là không còn phù hợp, gây khó cho doanh nghiệp, nhất là những đơn vị mới tham gia xuất khẩu gạo.

Vững nội lực, Viettel Global mở rộng không gian số

Vững nội lực, Viettel Global mở rộng không gian số

sự kiện🞄Thứ năm, 29/05/2025, 08:46

(CL&CS) - Với sứ mệnh đưa trí tuệ và khát vọng Việt Nam vươn tầm quốc tế, Viettel Global không chỉ mang công nghệ và dịch vụ viễn thông đến với những vùng đất xa xôi, mà còn đồng hành cùng Chính phủ các nước trong công cuộc chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng số và kiến tạo xã hội số bền vững.

Chuỗi sự kiện quốc tế 2025 đóng góp cho một nền công nghiệp Việt Nam hiện đại, thông minh và bền vững hơn

Chuỗi sự kiện quốc tế 2025 đóng góp cho một nền công nghiệp Việt Nam hiện đại, thông minh và bền vững hơn

sự kiện🞄Thứ năm, 29/05/2025, 08:46

(CL&CS) - Chuỗi sự kiện quốc tế 2025 dự kiến tổ chức ngày 11-13/9/2025 là diễn đàn kết nối doanh nghiệp, chính sách, công nghệ, hướng tới mục tiêu thúc đẩy nội địa hóa sản xuất, tăng cường liên kết chuỗi cung ứng và từng bước xây dựng nền công nghiệp công nghệ cao tự chủ, hùng cường.