Tin - Ảnh
Thứ ba, 14/11/2023, 17:37 PM

Bí ẩn về người vợ của Gia Cát Lượng: “Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” nhưng bị chê “xấu nhất trong lịch sử Trung Hoa”

Người Trung Quốc có câu "Đừng học cách Khổng Minh kén vợ/ Chỉ được gái A Thừa xấu kinh" để chê nhan sắc vợ của Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng (191 - 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, xuất thân từ huyện Dương Đô, quận Lang Nha (nay là huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Ông nổi tiếng với tài năng chính trị, quân sự, chiến lược và ngoại giao trong thời kỳ Tam quốc.

Theo sử sách, Gia Cát Lượng không chỉ là người tài năng xuất chúng mà còn có vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú, thường được thấy với hình ảnh tay cầm quạt lông, đội khăn xếp và áo dài trắng bay phấp phới. Tuy nhiên, ông đã chấp nhận kết hôn với một phụ nữ được coi là xấu xí và bị xếp vào danh sách "Ngũ xú Trung Hoa" ( năm người phụ nữ xấu nhất trong lịch sử Trung Hoa).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cuộc hôn nhân này của Gia Cát Lượng đã khiến ông trở thành chủ đề trò cười trong thiên hạ. Người dân thời đại thường nói rằng: "Mạc học khổng Minh trạch phụ/ Chi đắc A Thừa xú nữ" (Nghĩa là "Đừng học cách Khổng Minh kén vợ/ Chỉ được gái A Thừa xấu kinh").

Tuy nhiên, vấn đề về nhan sắc thực sự của phu nhân Gia Cát Lượng vẫn là đề tài gây tranh cãi. Theo Sohu, vợ ông có tên Hoàng Nguyệt Anh, xuất thân từ huyện Bạch Thủy (nay là Hồng Hồ, tỉnh Hồ Bắc), là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn. Tương truyền, bà Hoàng thị là một người phụ nữ có làn da ngăm đen, tướng mạo thô kệch, thậm chí có mấy nốt ruồi lớn trên mặt.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã viết: "Gia Cát Chiêm, con trai của Vũ hầu (tức Gia Cát Lượng), tự Tư Viễn. Mẹ, Hoàng thị, là con gái của Hoàng Thừa Ngạn. Người mẹ xấu xí, nhưng có kỳ tài: trên thông thiên văn, dưới tường địa lý; đọc đủ mọi loại sách. Khi Vũ hầu ở Nam Dương, biết bà Hoàng thị hiền thục nên cầu làm vợ".

Có một giai thoại khác kể về cái mác "xấu xí" của Hoàng thị và Gia Cát Lượng. Chuyện rằng, là người ham học hỏi, nghe nói ở Ngọa Long Cương có viên ngoại họ Hoàng, trong nhà Cát nhiều sách quý, Gia Cát Lượng bèn dời tới đây, dựng lều tranh ở gần để tìm dịp hội kiến.

Gia đình Hoàng có một cô con gái tên Hoàng Nguyệt Anh, nổi tiếng trong khu vực với tài năng xuất chúng. Gia Cát Lượng quan tâm đặc biệt đến cô và muốn kết giao. Tuy nhiên, ông chủ nhân gia đình Hoàng lại ra sức ngăn cản, bảo rằng con gái ông có dung mạo xấu xí, khó nhìn, khuyên Gia Cát Lượng nên tìm kiếm người phụ nữ có nhan sắc tương xứng với ông.

Trong cuốn Tương Dương ký, Hoàng Thừa Ngạn, người chủ nhân của gia đình Hoàng, nói với Gia Cát Lượng rằng: "Nghe anh kén vợ, tôi có đứa con gái xấu xí, đầu vàng, da đen, nhưng tài năng có thể phối hợp với anh được. Lượng bằng lòng tức thì Ngạn đem con gái đến cho".

Mặc dù đối mặt với tình huống như vậy, Gia Cát Lượng không nản lòng. Ông muốn sử dụng tài năng và tri thức của mình để thuyết phục Hoàng Thừa Ngạn cho phép mình kết hôn với con gái của ông.

Tạo hình Gia Cát Lượng và phu nhân trên truyền hình Trung Quốc.

Tạo hình Gia Cát Lượng và phu nhân trên truyền hình Trung Quốc.

Theo một chuyên gia tiết lộ trên thời báo Hoàn Cầu, Hoàng Nguyệt Anh không chỉ thông thạo tri thức mà còn sở hữu nhan sắc yêu kiều. Chuyện Hoàng Thừa Ngạn loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch chỉ cốt để thử thách lòng kiên trì và bản lĩnh cương nghị của Gia Cát Lượng. Có sách kể, nhan sắc của bà bị "bóp méo" phần nhiều do tên gọi A Sửu (Sửu trong tiếng Hán có nghĩa là xấu xí) mà Hoàng viên ngoại đặt cho con.

Cũng có giai thoại khác kể rằng Gia Cát Lượng biết bà không xinh đẹp nhưng ngưỡng mộ tài năng và sự hiền đức của người phụ nữ này nên đã quyết tâm theo đuổi. Ông đã đến thẳng nhà Hoàng viên ngoại để hỏi cưới. Để thử thách đức lang quân tương lai, Hoàng Nguyệt Anh đưa ra hàng loạt câu hỏi cốt để Gia Cát Lượng bật lên trí tuệ minh mẫn lẫn đức độ của mình.

Bằng sự thông minh và uyên thâm trong học thức, Gia Cát Lượng đã dùng tâm lực và tài trí của mình để chinh phục trái tim của người phụ nữ tài giỏi - thiên kim tiểu thư của gia đình Hoàng.

Mặc dù vẻ ngoại hình của Hoàng Nguyệt Anh còn nhiều tranh cãi nhưng mọi người đều công nhận bà là một người phụ nữ tài hoa xuất chúng.

Câu chuyện về chuyện tình của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh được lưu lại và kể nhiều, trong đó chi tiết về chiếc quạt lông làm nổi bật sự tinh tế và thông minh của phu nhân Gia Cát.

Khi Gia Cát Lượng lần đầu tiên đến cầu hôn, Hoàng Nguyệt Anh đã tặng ông một chiếc quạt lông như một biểu tượng của tình yêu, đồng thời giải thích: "Vừa nãy thiếp nhìn thấy tiên sinh và cha cùng đàm luận chuyện thiên hạ, hùng tâm tráng chí quả là rất lớn. Nhưng mà, thiếp phát hiện rằng khi ngài nói tới Tào Tháo và Tôn Quyền thì chân mày lại hiện rõ ưu tư, lo lắng. Thiếp tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt những lúc như vậy."

Nguyệt Anh ý muốn Gia Cát Lượng giữ được bản chất của mình và không bộ lo lắng trước đối thủ. Chiếc quạt lông vũ trở thành biểu tượng giúp nhà quân sư che giấu cảm xúc và suy nghĩ thật sự khi đối mặt với thách thức. Điều này chứng minh sự chính xác khi Gia Cát Lượng đã chọn Nguyệt Anh làm bạn đời suốt đời. Chiếc quạt lông đã trở thành một vật phẩm quý giá, luôn được Gia Cát Lượng giữ gìn và trân trọng.

Sau lễ thành thân, cuộc sống hôn nhân của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh diễn ra rất hòa thuận. Hoàng Nguyệt Anh được mô tả là một người "năng lý năng ngoại," có khả năng quản lý cả công việc trong nhà và việc ngoài. Bà không chỉ sắp xếp hài hòa công việc gia đình mà còn đóng góp nhiều cho sự nghiệp binh lược của Gia Cát Lượng.

Empty

Khả năng thông thuộc binh thư, hiểu biết về thiên văn và địa lý, cùng với trí tuệ đa mưu túc trí, Hoàng Nguyệt Anh không kém cạnh Gia Cát Lượng. Nhiều giai thoại cho rằng ý tưởng "Mộc ngưu lưu mã" (sử dụng trâu và ngựa máy vận chuyển lương thực) là của bà. Điều này giải thích tại sao bà, mặc dù có ngoại hình không được đánh giá là đẹp nhưng vẫn được người đời tôn trọng.

Theo các sử gia, cuộc hôn nhân giữa Khổng Minh và Nguyệt Anh rất viên mãn. Họ sau này đã có được hai người con trai là Gia Cát Chiêm và Gia Cát Cẩn.

Hoàng Giang

Bình luận

Nổi bật

Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

(CL&CS) - Trong hai ngày 22 - 23/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các gám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 chính thức diễn ra tại Trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”.

Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước

Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:45

(CL&CS) - Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.

Công cụ TPM giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động

Công cụ TPM giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17

(CL&CS) - Khi doanh nghiệp kiên trì áp dụng TPM (nâng cao hiệu suất tổng thể) thì sẽ đạt được các mục tiêu quan trọng về năng suất (quản lý hệ thống sản xuất, kế hoạch sản xuất và thay thế phụ tùng, theo dõi các chỉ tiêu một cách chi tiết); Chất lượng sản phẩm chất lượng ngày càng cao; giảm chi phí phát sinh xuống mức thấp nhất; giao hàng nhanh nhất; nâng cao tinh thần làm việc của công nhân viên; Tạo dựng môi trường làm việc an toàn, thân thiện, tích cực...