Dữ liệu cũ
Thứ ba, 24/03/2020, 14:19 PM

Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Khu đô thị Thành phố Giao Lưu "quên" xây trường học?

(NTD) – Chủ đầu tư của Khu đô thị Thành phố Giao Lưu (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) hứa hẹn với người dân, nơi đây sẽ trở thành một đại đô thị kiểu mẫu có đầy đủ hệ thống công trình công cộng, giáo dục chuyên nghiệp từ trường mầm non đến trường THPT. Song, đến nay, những trường học vẫn chỉ là lời hứa, hàng nghìn mét vuông đất xây dựng trường học lại bị “hô biến” thành các điểm kinh doanh dịch vụ trục lợi, bất chấp pháp luật.

“Hứa hươu, hứa vượn, đi ngược lại quyền lợi của người dân”?

Cụ thể, theo thông tin tìm hiểu của PV thì Dự án Khu đô thị Thành phố Giao Lưu được quy hoạch chi tiết 1/500. Ngoài việc, có các khu chung cư, biệt thự liền kề, thì Dự án này sở hữu khu đất để xây hệ thống trường học gồm trường THPT có diện tích 12.135m2; Khu đất trường học gồm: 1 trường Tiểu học, 1 trường THCS và 3 nhà trẻ mẫu giáo có diện tích 55.605m2. Trong quy hoạch với việc có hệ thống trường học đầy đủ là điểm cộng khiến Thành phố Giao Lưu trở thành dự án bậc nhất và thu hút các cư dân sẽ đến định cư tại đây.

glemxico
Các dịch vụ kinh doanh liên tiếp mọc lên trong Dự án ảnh hưởng tới tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn

Trên thực tế, trái với tất cả những viễn cảnh “hào nhoáng” mà chủ đầu tư vẽ ra thì chủ đầu tư không chỉ không triển khai xây dựng các công trình trường học mà theo thông tin phản ánh trong năm 2018 các khu đất quy hoạch làm trường THCS và THPT Phạm Văn Đồng từng  bị "xẻ thịt", "hô biến" thành bãi đỗ xe, gara ô tô trái phép rộng hàng ngàn m2 gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, an toàn, an ninh trật tự của các hộ dân trên địa bàn.

trường mầm non
Theo người dân, chỉ có trường mầm non Ngôi Sao Xanh được xây dựng nhưng đã bị bỏ hoang hơn 2 năm nay

Tính đến hiện tại đã 6 năm kể từ khi giao đất cho công ty thứ cấp thực hiện dự án trường học, trên tổng diện tích gần 70 nghìn m2 đất quy hoạch cho trường học, chỉ có khoảng 10.000m2 được chủ đầu tư là thực hiện dự án trường học, trên tổng diện tích gần 70 nghìn m2 đất quy hoạch cho trường học, chỉ có khoảng 10.000m2 được chủ đầu tư làm Trường mầm non Ngôi sao xanh. Tuy nhiên, theo thông tin từ người dân và khảo sát thực tế của PV, hiện trường mầm non này cũng chỉ là một đống vật liệu đã đổ mục, hoen rỉ, xuống cấp theo thời gian.

hoen rỉ
Một góc trường học ngổn ngang trước chung cư An Bình đã hoen rỉ, đổ màu, bê tông cốt thép đã xuống cấp

Được biết, trước đó, ngày 20/06/2018, khi có những phản ánh của các hộ dân tại Khu đô thị Thành phố Giao Lưu về sai phạm trên, UBND quận Bắc Từ Liêm đã quyết định xử phạt 2 bãi xe trên với số tiền 17 triệu 500 ngàn đồng và cưỡng chế chấm dứt hoạt động.

Chia sẻ với PV báo Người tiêu dùng, anh H.T.Q. (45 tuổi, hộ dân sinh sống tại Khu đô thị Thành phố Giao Lưu) cho biết: “Khi gia đình chúng tôi khi làm thủ tục mua nhà tại đây đã được đại diện chủ đầu tư Dự án này tư vấn trực tiếp và khẳng định là sẽ có hệ thống trường học đầy đủ và các bậc phụ huynh sẽ không lo lắng trong việc chọn trường lớp cho các con”.

“Tuy nhiên, đến nay, đã mấy năm trôi qua, không chỉ riêng tôi mà nhiều hộ dân khác cũng rất bức xúc trước thực trạng hứa hươu, hứa vượn, đi ngược lại với quyền lợi của người dân, trường học không hề thấy, khiến chúng tôi phải đưa con đi học ở điểm trường khác xa chổ ở”, anh H.T.Q. thông tin thêm.

Dự án từng “dính” nhiều sai phạm?

Trước đó, tại Dự án Khu đô thị Thành phố Giao Lưu đã nhiều lần được nêu trong Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP).

Cụ thể, ngày 22/11/2017, TTCP đã chỉ rõ tại Dự án này có phần diện tích thuê ở các lô CC, HH, THPT, THCS, NT, P, tổng diện tích 170.759m2, UBND TP. Hà Nội và chủ đầu tư chưa ký hợp đồng thuê đất và chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, vi phạm Luật Đất đai. Điều chỉnh quy hoạch từ phần quy hoạch đất cách ly, đất cây xanh đã cho cống hóa, xây nhà thấp tầng để bán.

TTCP yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra, rà soát lại việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ sai quy định, để xử lý nghiêm túc; Đồng thời xác định tiền sử dụng đất của dự án theo đúng quy định, thu về ngân sách nhà nước; Tiến hành các thủ tục ký hợp đồng thuê đất và tính tiền sử dụng đất đối với 170.759m2 đất nói trên.

Liên quan tới Điều chỉnh quy hoạch từ phần quy hoạch đất cách ly, đất cây xanh đã cho cống hóa, xây nhà thấp tầng để bán, Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) được TP. Hà Nội giao làm chủ đầu tư công trình cống hóa mương thoát nước Cổ Nhuế 1, đổi lại, Geleximco được xây dựng khu nhà ở thấp tầng có vườn, với tổng diện tích trên 34.000m2.

Cũng tại một diễn biến khác, vào ngày16/5/2017 TTCP đã có Kết luận số 1203/KL-TTCP nói rõ những sai phạm cần điều chỉnh tại Dự án này. Việc điều chỉnh quy hoạch đã khiến cho quy mô dân số tăng lên nhiều so với dân số đã tính toán khi phê duyệt quy hoạch ban đầu, gây quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phá vỡ quy hoạch xây dựng chung đã được phê duyệt; Đặc biệt là khu vực cách ly (CL1, CL2) từ chức năng mương thoát nước và hành lang cách ly đã cống hóa với tổng diện tích 35.164m2 (trong đó 12.099,5m2 xây dựng nhà thấp tầng để bán, còn lại làm bãi đỗ xe) vi phạm quy định tại Khoản 2; Điều 35,36; Mục 6 về điều chỉnh quy hoạch, chương Quy hoạch Xây dựng, Luật Xây dựng 2014.

Sau khi được các cấp có thẩm quyền chấp nhận về việc điều chỉnh, đơn vị có trách nhiệm chưa công khai nội dung điều chỉnh quy hoạch theo quyết định tại Điều 53 Luật Quy hoạch số 30/2009/QH12. Trách nhiệm thuộc Thường trực UBND thành phố, các Sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch kiến trúc và chủ đầu tư…

Những sai phạm của Chủ đầu tư Dự án Khu đô thị thành phố Giao Lưu được nêu trong Kết luận của Thanh tra Chính phủ chưa được xử lý, khắc phục, tiếp tục theo mục sở thị của PV thì trong Dự án này lại xuất hiện các bãi đỗ xe, nhà kho, hàng quán, sân bóng trái phép… Đem lại những nguồn thu bất chính cho những cá nhân, tổ chức đứng đằng sau trục lợi. Điều này thể hiện sự “bao che”, “thờ ơ” của các ban ngành chức năng và chủ đầu tư Dự án.

1 sân bóng
Sân bóng ngang nhiên "mọc lên" trên đất Dự án này, nguồn thu từ những dịch vụ này sẽ vào túi ai?

Ngày 2/3/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ban hành Quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai đối với một số địa phương và các dự án bất động sản trong năm 2020. Dự án Khu đô thị Thành phố Giao Lưu tại quận Bắc Từ Liêm là một trong những Dự án nằm trong danh sách thanh tra.

Cụ thể, theo kế hoạch TTCP sẽ tiến hành Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, có dấu hiệu trong sai phạm trong quản lý, sử dụng đất theo Chỉ thị Số: 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 82/2019/QH14 của Quốc hội.

Trước những thông tin phản ánh trên, đại diện chủ đầu tư cho biết, đơn vị đang triển khai xây dựng chứ không phải “quên”? Tuy nhiên, khi PV có lời đề nghị được tiếp cận các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc chủ đầu tư khẳng định đang xây dựng hệ thống trường học và ghi nhận bảng quy hoạch Dự án theo tỷ lệ 1/500 thì đơn vị từ chối và không cung cấp.

Những hộ dân sống tại Khu đô thị Thành Phố Giao Lưu vô cùng bức xúc bởi quyền lợi chính đáng của họ không được đảm bảo. Những tiện ích được cam kết từ phía chủ đầu tư như việc con em của họ sẽ được học trong những ngôi trường khang trang, chất lượng giáo dục tốt thì nay những vị trí đó nghiễm nhiên biến thành bãi đỗ xe, gara ô tô nơi được cho là “đất vàng” của chủ đầu tư.

Vậy UBND quận Bắc Từ Liêm, UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng liên quan, liệu có vào cuộc làm rõ những sai phạm để xử lý dứt điểm, tranh tiền lệ xấu trong dư luận đối với loạt sai phạm tại Dự án nghìn tỷ này?

Theo tìm hiểu của PV, dự án Khu đô thị Thành phố Giao Lưu được lên lý tưởng từ năm 1996 do Công ty Xây dựng VIC đàm phán với một tập đoàn đến từ Thụy Sỹ để xây dựng. Tuy nhiên đến năm 2000, doanh nghiệp Thụy Sĩ bất ngờ rút khỏi dự án, VIC tìm được đối tác mới là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng quốc tế Vibega để tiếp tục triển khai.

Công ty Vibega được thành lập năm 2001. Thời điểm ban đầu, Vigeba gồm có 3 cổ đông góp vốn thành lập là VIC (36 tỷ đồng), Geleximco (27 tỷ đồng) và Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (27 tỷ đồng). Tuy nhiên, đến năm 2013, Vigeba do Geleximco nắm 30%, Bảo Việt nắm 30% và VIC nắm 10,56%.

Dự án Thành phố Giao Lưu vốn được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, gồm đầy đủ các chức năng nhà ở, thương mại, văn phòng, cây xanh, hồ điều hòa… có tổng mức đầu tư 500 triệu USD. Cụ thể, dự án bao gồm các dãy biệt thự thấp tầng TT1, TT2, TT3, TT4, khu nhà ở cao tầng với 8 tòa chung cư cao 35 tầng, hồ điều hòa và các dự án trường học từ mẫu giáo tới THPT.

Thế nhưng sau khi liên minh các chủ đầu tư mới được thành lập, khu chung cư cao tầng bị tách ra thành một dự án riêng với tên gọi Green Star do Công ty CP Ngôi Sao An Bình làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm 7 tòa chung cư với khoảng 2.000 căn hộ. Ước tính cả 2 khu An Bình City và Green Star đang có khoảng 5.000 căn hộ. Dân số khu vực này có thể lên đến 20.000 người.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.