Áp dụng năng suất xanh để doanh nghiệp phát triển bền vững

(CL&CS)- Năng suất xanh là một trong những công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp. Công cụ này nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo môi trường.

Việc áp dụng năng suất xanh mang đến thách thức và đòi hỏi cao hơn nhưng khi các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, sẽ đem đến ý nghĩa cho sự phát triển bền vững doanh nghiệp; đồng thời, đóng góp giá trị lớn trong bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái. 

Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), năng suất xanh (Green Productivity - GP) là một chiến lược kết hợp giữa việc nâng cao năng suất và giảm thiểu tác động đến môi trường. Tương tự như việc tối ưu hóa quy trình trong doanh nghiệp để vừa nâng cao hiệu quả, vừa giảm thiểu chất thải, năng suất xanh hướng đến một mô hình phát triển toàn diện, bao gồm cả yếu tố kinh tế lẫn môi trường. Bằng cách sử dụng các giải pháp, công cụ và công nghệ quản lý tiên tiến, doanh nghiệp có thể đồng thời cải thiện lợi nhuận và bảo vệ môi trường.

Thông qua việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến và mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành công ấn tượng, góp phần phát triển bền vững và tăng cường lợi thế cạnh tranh.

screenshot_1728265491

Áp dụng năng suất xanh để doanh nghiệp phát triển bền vững

Biến đổi khí hậu không còn là một vấn đề cá biệt của từng quốc gia mà đã trở thành mối quan ngại chung trên toàn cầu. Trong bối cảnh này, việc phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở việc tăng trưởng kinh tế mà còn phải kết hợp với bảo vệ môi trường. Đây chính là lý do khái niệm năng suất xanh ra đời, với vai trò như một chiếc cầu nối, giúp doanh nghiệp tìm ra con đường phát triển hiệu quả mà không gây tổn hại đến môi trường.

Tại Việt Nam, các tiêu chí pháp lý về năng suất xanh đã được xây dựng thành hệ thống quản lý, công cụ thường được áp dụng như hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001; các giải pháp nhằm quản lý chuỗi cung ứng xanh, mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Global GAP; các công cụ trong thống kê, quản lý chất lượng như 5S, 3R... nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ, khuyến khích.

Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng năng suất xanh đã đem lại những lợi ích thiết thực cho nhiều doanh nghiệp. Sau khi áp dụng mô hình năng suất xanh, Công ty Cổ phần Giấy Hiệp Thành đã tiết giảm 4% lượng phế phẩm giấy nguyên liệu đầu vào trung bình sản xuất hàng tháng. Lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí sản xuất và vận hành doanh nghiệp cũng được thể hiện qua việc công ty này đã giảm chi phí điện năng tiêu thụ, vỏ điều sử dụng tại khu vực lò hơi gần 140 triệu đồng/năm.

Còn công ty CP phân bón Lam Sơn (Thanh Hóa) là một ví dụ điển hình. Nhờ chú trọng đầu tư vào công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng mới, công ty đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm phù hợp với các loại cây trồng cho những vụ mùa bội thu. Năm 2024, Công ty phấn đấu sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt khoảng 22.000 tấn phân bón, tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Miza đã ứng dụng và cải tiến về công nghệ trong sản xuất; Sử dụng công nghệ vi sinh trong xử lý nước thải; Tuân thủ một số quy trình của các chuỗi bán hàng toàn cầu. Ngoài ra, Công ty đã chuẩn hóa quy trình theo bộ tiêu chí IWAY và IMUST của IKEA - tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Thời gian vừa qua IKEA lựa chọn và đánh giá một số nhà máy giấy tại Việt Nam để phát triển thêm các nhà cung cấp của họ, MIZA là đơn vị có tỷ lệ phát thải khí CO2 thấp nhất và tiêu tốn điện năng trong top 2. Việc áp dụng mô hình năng suất xanh mang lại cho chúng tôi rất nhiều lợi ích như: Tiếp cận được nguồn tín dụng xanh; Trở thành nhà cung cấp của Tập đoàn IKEA; Tiếp cận được nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến; Được nhiều đối tác trong và ngoài nước biết đến.

1

Hay Công ty CP Đường Quảng Ngãi (QNS) cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng năng suất xanh. Bằng cách sử dụng các công cụ quản lý quốc tế như 5S, MFCA, và Lean Six Sigma, QNS đã cải thiện quy trình sản xuất và giảm thiểu tác động môi trường. Kết quả là doanh thu năm 2023 của công ty đạt hơn 10,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2022.

Mặc dù đã có những thành công nhất định nhưng việc áp dụng năng suất xanh tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Trong số đó, đáng chú ý là việc thiếu hụt nhân lực có chuyên môn cao về quản lý xanh, cùng với hệ thống pháp luật còn chưa đủ mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư ban đầu cho các công nghệ xanh thường rất cao, khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ e ngại khi thực hiện các thay đổi lớn.

Để vượt qua những thách thức này, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hợp tác với các tổ chức quốc tế và tham gia vào các chương trình hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Ngoài ra, việc đào tạo và nâng cao kỹ năng quản lý xanh cho nhân viên cũng được chú trọng. Những lớp tập huấn về Lean, ISO 14001 và 5S đã giúp nhiều doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý môi trường một cách toàn diện, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.

Theo các chuyên gia, để năng suất xanh trở thành chiến lược phát triển bền vững trên diện rộng, cần có những chính sách, quy định mạnh mẽ hơn từ phía Chính phủ, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình này.

Do vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về năng suất xanh tại doanh nghiệp là rất cần thiết; giúp đem lại lợi ích thiết thực, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và tăng trưởng bền vững.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Hạ tầng mở đường cho bất động sản Thành phố Mới Bình Dương thăng hoa

Hạ tầng mở đường cho bất động sản Thành phố Mới Bình Dương thăng hoa

sự kiện🞄Thứ năm, 17/10/2024, 11:35

Thị trường bất động sản Thành phố Mới Bình Dương ngày càng tăng nhiệt, nhờ sự bùng nổ từ loạt hạ tầng khủng và xung lực từ các đô thị quy mô lớn đang đồng loạt triển khai.

Càng về cuối năm, thị trường bất động sản càng sôi động

Càng về cuối năm, thị trường bất động sản càng sôi động

sự kiện🞄Thứ năm, 17/10/2024, 11:27

Thị trường bất động sản đang có những điểm sáng về sự hồi phục trong 9 tháng đầu năm 2024, chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản khả năng sẽ tiếp tục "tăng nhiệt" trong giai đoạn cuối năm 2024. Đây cũng là thời điểm vàng để doanh nghiệp bất động sản tăng doanh thu bằng cách đưa ra thị trường sản phẩm mới tăng tốc mục tiêu về đích với doanh thu và lợi nhuận đã được đặt ra hồi đầu năm.

Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển

Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển

sự kiện🞄Thứ năm, 17/10/2024, 10:23

(CL&CS) - Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành Công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.