Long An: Nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ để phát triển bền vững

(CL&CS) - Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Long An, đến cuối tháng 7/2024, toàn tỉnh có 198 sản phẩm OCOP (trong đó có 151 sản phẩm OCOP 3 sao, 47 sản phẩm OCOP 4 sao). Phần lớn là những sản phẩm có chất lượng nổi trội; sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Xây dựng hệ thống chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm

Với nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực, thời gian qua, các địa phương đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, xây dựng hệ thống chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, nên chương trình đã thu hút được nhiều chủ thể tham gia và ngày càng có nhiều sản phẩm OCOP.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực được triển khai trên toàn quốc từ năm 2018. Thời gian qua, tỉnh Long An từng bước xây dựng các chính sách hỗ trợ và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ để phát triển bền vững.

Những sản phẩm có chất lượng nổi trội, sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến được giới thiệu đến với tay người tiêu dùng

Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương thành công trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu, phát triển làng nghề truyền thống và tạo ra các sản phẩm đặc trưng. Các sản phẩm OCOP không chỉ đa dạng về mẫu mã, thân thiện với môi trường mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương.

Những năm qua, Sở NN&PTNT tỉnh Long An đã phối hợp các địa phương và đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức, năng lực cho chủ cơ sở, cán bộ, công chức các cấp trong triển khai, thực hiện Chương trình OCOP.

Qua đó, giúp cán bộ quản lý và các chủ thể hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa của Chương trình OCOP; vận dụng để hình thành các sản phẩm  OCOP tại địa phương. Hàng năm, tỉnh tổ chức và tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại khoảng 50 sự kiện, hội chợ triển lãm; đồng thời, tạo điều kiện, hỗ trợ các chủ thể tham gia nhiều hội chợ khác ở trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn hạn chế. Các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng phần lớn là các sản phẩm sẵn có. Ông Đặng Văn Tây Lo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Trụ, cho biết, hiện tâm lý người dân trong huyện vẫn còn “ngại” thực hiện các thủ tục để hoàn chỉnh các hồ sơ cần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm ; giấy chứng nhận cơ sở đạt yêu cầu vệ sinh thực phẩm;... Đồng thời, các sản phẩm trên địa bàn huyện đa số thực hiện thủ công và mang tính truyền thống nên khó áp dụng cơ giới, việc mở rộng sản xuất vì thế cũng gặp khó khăn.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An - Hồ Thị Ngọc Lan thông tin, thời gian tới, Sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ cấp tỉnh đến cấp xã, ấp để nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai Chương trình OCOP. Đồng thời, Sở hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu địa phương; xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất, máy móc, thiết bị chế biến phù hợp với điều kiện của địa phương; hỗ trợ hoàn thiện bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc; quảng bá và xúc tiến thương mại;...

Ngoài ra, Sở đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho cán bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), các cơ sở, hộ sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ; tăng cường chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn hạn chế. Các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng phần lớn là các sản phẩm  sẵn có. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Trụ - Đặng Văn Tây Lo, cho biết, hiện tâm lý người dân trong huyện vẫn còn “ngại” thực hiện các thủ tục để hoàn chỉnh các hồ sơ cần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm ; giấy chứng nhận cơ sở đạt yêu cầu vệ sinh thực phẩm;... Đồng thời, các sản phẩm  trên địa bàn huyện đa số thực hiện thủ công và mang tính truyền thống nên khó áp dụng cơ giới, việc mở rộng sản xuất vì thế cũng gặp khó khăn.

Cần xây dựng một hệ sinh thái OCOP bài bản, nơi các sản phẩm có thể cạnh tranh lành mạnh

Từ việc sản xuất sản phẩm OCOP đã góp phần làm thay đổi tư duy trong sản xuất của người dân, hợp tác xã, từng bước chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín. Qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT - Hồ Thị Ngọc Lan thông tin, thời gian tới, Sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ cấp tỉnh đến cấp xã, ấp để nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai Chương trình OCOP. Đồng thời, Sở hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu địa phương; xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất, máy móc, thiết bị chế biến phù hợp với điều kiện của địa phương; hỗ trợ hoàn thiện bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc; quảng bá và xúc tiến thương mại;...

Ngoài ra, Sở đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho cán bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), các cơ sở, hộ sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ; tăng cường chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.

Phó Giám đốc Công ty TNHH Dược liệu Thiên Mộc (thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa) - Nguyễn Hùng Vĩ chia sẻ: “Từ khi đạt chuẩn OCOP, sản phẩm Thiên Mộc trà hoa 27 vị của công ty dễ tiếp cận hơn với thị trường vì OCOP là bảo chứng cho SP. Khi sản phẩm được bày bán tại TP.Hà Nội, người dân thấy sản phẩm OCOP là mua ngay, không e dè. Hiện tại, Cty chuẩn bị hồ sơ OCOP cho sản phẩm  viên nhàu mật ong rừng”.

Sản phẩm OCOP gạo lứt tím của HTX Nông nghiệp công nghệ cao An Long (xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa) cũng được thị trường đánh giá cao nhờ ưu điểm dẻo, ngọt cơm. Theo Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao An Long - Đinh Văn Chăn, gạo lứt tím của HTX được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại. Các loại thuốc dùng trong sản xuất là hợp chất vi sinh, hữu cơ, hạn chế tối đa phân, thuốc hóa học. Cty sẽ 1 đền 1 nếu phát hiện tồn dư hóa chất trong sản phẩm. HTX đang nghiên cứu nhiều sản phẩm tiềm năng khác như gạo ST25 mới, rượu đòng đòng,...

Tuy sản phẩm OCOP tại huyện Đức Hòa có chất lượng tốt nhưng sức tiêu thụ chưa mạnh, nhất là tại địa phương. Nguyên nhân là một số chủ thể hài lòng với hiện tại, không phát triển cơ sở lớn mạnh thêm. Nguồn nguyên liệu tại huyện cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển lớn. Một số đơn vị còn yếu trong quảng bá sản phẩm ra thị trường. Thực tế cho thấy, nhiều người dân muốn phát triển sản phẩm đạt chuẩn OCOP nhưng do “ngại” trong khâu giấy tờ, thủ tục nên vẫn còn băn khoăn, chần chừ trong việc thực hiện.

Theo bà Lê Thị Thanh Thảo, các sản phẩm OCOP của huyện đều được hỗ trợ, khi chủ thể có thắc mắc đều được giải quyết kịp thời. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP phát triển hơn cần làm nhiều việc để khắc phục những hạn chế. Đó là cần một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp để tư vấn cho người tiêu dùng; nông dân và doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ hơn trong vấn đề cung cấp, bao tiêu SP, tránh tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu tại địa phương.

Những năm qua, Chương trình OCOP trở thành động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa chất lượng cao tại địa phương. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng của chương trình, việc xây dựng một hệ sinh thái OCOP bài bản, nơi các sản phẩm có thể cạnh tranh lành mạnh và cùng nhau phát triển là vô cùng cần thiết. Qua đó, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực, tạo ra một thị trường nội địa mạnh mẽ, giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.

Giải pháp trọng tâm là tập trung phát triển các sản phẩm có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu của địa phương, văn hóa và tri thức bản địa nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững. Phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

OCOP là một chương trình có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, để chương trình hiệu quả, bền vững, cần có sự nỗ lực của cả chính quyền, doanh nghiệp, hợp tác xã và sự chung tay của cả người nông dân.    

TIN LIÊN QUAN