Thứ ba, 30/07/2024, 10:21 AM

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

(CL&CS) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã hình thành nhiều vùng sản xuất ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, triển khai ứng dụng máy bay không người lái trong chăm sóc cây trồng, các trang trại chăn nuôi ứng dụng tự động hóa, bán tự động hóa theo quy mô lớn…

Nông nghiệp được coi là “trụ đỡ” kinh tế - xã hội của huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của địa phương. Trong sản xuất trên địa bàn huyện đã hình thành các mối liên kết giữa người dân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hợp tác xã từ các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp không ngừng tăng lên theo từng năm. Giá trị sản xuất tăng không phải là tức thời ở từng thời điểm, mà là tăng theo hướng bền vững.

đồng nai

Trong sản xuất trên địa bàn huyện đã hình thành các mối liên kết giữa người dân với doanh nghiệp từ thu hoạch đến tiêu thụ sản phẩm

Vừa qua, Huyện ủy Định Quán đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31-12-2021 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm đến năm 2025 trên địa bàn.

Theo Huyện ủy Định Quán, về công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, địa phương đã thực hiện quy hoạch 255 hécta đất nông nghiệp khác tại xã Gia Canh và xã Ngọc Định để kêu gọi đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, huyện đã và đang kêu gọi thực hiện nhiều chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên các cây trồng như: cây lúa, cây bắp, sầu riêng, ca cao, bưởi, chuối với diện tích hơn 2,2 ngàn hécta. Đến nay, trên địa bàn huyện có 27 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được 8 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã tham gia chủ động thực hiện.

Đơn cử, tại cánh đồng Bàu Kiên (ấp 8, xã Thanh Sơn) có diện tích tập trung hơn 207 hécta, với tổng số hộ dân trồng lúa khoảng 136 hộ. Huyện đã mời gọi Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời hợp tác liên kết với nông dân ứng dụng kỹ thuật, khoa học - công nghệ và kết nối tiêu thụ sản phẩm đối với cánh đồng lúa trong 3 năm qua.

Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bàu Kiên (xã Thanh Sơn) Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ, HTX đang triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất trên cây lúa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Qua đó, từ một cánh đồng trước đây người dân sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún, cơ giới thô sơ, thủ công, đến nay đã hình thành vùng sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất như: xuống giống đồng loạt bằng máy bay không người lái, giúp giai đoạn sinh trưởng, lúa chín đồng loạt, mang lại năng suất, chất lượng cao…

Ngoài ra, trên địa bàn huyện, các mô hình sử dụng máy bay không người lái để phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, bón phân, gieo sạ lúa đã triển khai cho 5 ngàn hécta sầu riêng, chuối và lúa. Ứng dụng mô hình tưới nước tiết kiệm cho trên 14,5 ngàn hécta trên các loại cây trồng; ứng dụng chăn nuôi tự động, bán tự động theo mô hình công nghiệp tại 21 trang trại chăn nuôi với tổng đàn chăn nuôi; áp dụng mô hình nhân nuôi vi sinh vật bản địa (IMO) với diện tích trên 200 hécta; duy trì 23 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được công nhận từ 3 sao trở lên…

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Lâm Sinh nhận định, Định Quán đã quy hoạch nhiều vùng sản xuất tập trung tiêu biểu như: cánh đồng lúa Thanh Sơn, cánh đồng Cao Cang… Về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã tổ chức triển khai đạt nhiều kết quả, chỉ tiêu quan trọng như: tỷ trọng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhiều mô hình công nghệ cao từng bước triển khai nhân rộng, nhất là mô hình sử dụng máy bay không người lái.

Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai vốn có tiềm năng với lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung hướng dẫn cho người dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Liên Liên

Bình luận

Nổi bật

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17

(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06

(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:01

(CL&CS) - Để các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được phát huy tối đa hiệu quả, việc hiểu và thực hành một cách nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ cải tiến năng xuất, chất lượng là việc không thể thiếu. Ngoài Kaizen, 5s hay Lean 6 Sigma thì không thể nhắc đến bộ công cụ quản lý “7 công cụ quản lý chất lượng” trong sản xuất của doanh nghiệp.