Áp dụng TWI giúp nâng cao hiệu quả sản xuất tại doanh nghiệp đường mía
(CL&CS) - Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu tìm đến các phương pháp quản lý tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và phát triển đội ngũ nhân lực. Một trong những phương pháp nổi bật giúp doanh nghiệp thành công đó là TWI (Training Within Industry).
TWI là chương trình đào tạo các kỹ năng quản lý thiết yếu dành cho cấp quản lý, giám sát đội nhóm. Công cụ này sẽ đem lại cho doanh nghiệp những giá trị thực tiễn như: Chuẩn hóa tay nghề, tăng năng suất, chất lượng, giảm thời gian đào tạo, làm việc an toàn hơn, cải thiện tinh thần làm việc và giải quyết vấn đề hiệu quả.

Áp dụng TWI giúp nâng cao hiệu quả sản xuất
Các chuyên gia năng suất, chất lượng chỉ ra, thực tiễn cho thấy, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp là thay đổi tư duy và thói quen của người lao động. Công nhân thường làm theo thói quen và cảm thấy gò bó khi công ty đưa vào một quy trình chuẩn hóa. Tuy nhiên, sau một thời gian kiên trì áp dụng và có sự giám sát liên tục, đồng thời cùng với sự giám sát và trao đổi thường xuyên của các cấp lãnh đạo, công nhân tại nhiều doanh nghiệp đã thay đổi tư duy, nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, ngày càng hợp tác, phát triển tốt hơn.
TWI không đơn thuần là một chương trình đào tạo, mà là một hệ thống phát triển năng lực quản lý dựa trên ba trụ cột chính: Hướng dẫn công việc (Job Instruction - JI), Cải tiến phương pháp làm việc (Job Methods - JM) và Quan hệ con người (Job Relations - JR). Mỗi trụ cột mang một giá trị riêng nhưng khi kết hợp lại, chúng tạo thành một hệ thống đồng bộ, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tận gốc các vấn đề về con người, quy trình và hiệu quả sản xuất.

Đối với doanh nghiệp sản xuất đường mía, nơi có tính liên tục, ổn định và chính xác trong từng công đoạn có vai trò sống còn thì việc triển khai TWI mang lại những tác động rõ rệt cả về năng suất lao động lẫn chất lượng sản phẩm đầu ra. Một trong những thách thức phổ biến mà ngành này đối mặt là sự thiếu ổn định trong thao tác vận hành máy móc, đặc biệt là các thiết bị như máy ép mía, nồi cô đặc hay thiết bị ly tâm. Sai lệch dù chỉ nhỏ trong thao tác cũng có thể dẫn tới tình trạng giảm hiệu suất chiết xuất, làm tăng lượng đường thất thoát, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng tinh thể đường thành phẩm.
Ví dụ, Công ty TNHH mía đường Nghệ An (NASU - thành viên Tập đoàn TH) là một trong những nhà sản xuất đường lớn của Việt Nam. NASU sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại và tự động hoá cao, thiết kế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trong khu vực và Châu Á. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005. NASU có tổng công suất ép 7000 tấn mía/ngày, hàng năm sản xuất trên dưới 100.000 tấn đường.

Kiểm định viên kiểm tra lò hơi trong quá trình thử thủy lực
Trước khi Công ty TNHH mía đường Nghệ An triển khai TWI, tỷ lệ mất đường trong bã mía sau ép trung bình đạt 3,2%, vượt xa chỉ tiêu tối ưu (dưới 2,5%). Sau khi áp dụng Job Instruction để đào tạo lại toàn bộ đội ngũ công nhân vận hành máy ép theo quy trình chuẩn, bao gồm cả các lưu ý nhỏ nhưng quan trọng như kiểm tra áp lực ép, thời gian ép, tốc độ cấp mía đều và đúng vị trí, tỷ lệ mất đường giảm xuống còn 2,3% chỉ sau 3 tháng.
Bên cạnh đó, Job Methods (JM) – mô đun cải tiến phương pháp làm việc – đóng vai trò thúc đẩy tinh thần cải tiến liên tục (kaizen) trong nhà máy. Bằng cách hướng dẫn người quản lý và công nhân nhận diện từng bước trong công việc, đặt câu hỏi tại sao lại thực hiện bước đó, có thể loại bỏ, kết hợp, sắp xếp lại hay đơn giản hóa không, doanh nghiệp có thể tinh gọn thao tác, giảm thời gian chết và loại bỏ các hoạt động không tạo giá trị. Trong ngành đường mía, việc cải tiến thứ tự các bước xử lý mía đầu vào, tối ưu thời gian gia nhiệt hoặc tái sử dụng hơi nước trong quá trình cô đặc là những ví dụ điển hình về cách JM có thể giúp nhà máy tiết kiệm chi phí vận hành và năng lượng một cách rõ rệt.
Thông tin với báo chí, ông Ngô Văn Tú, Tổng Giám đốc NASU cho biết, doanh nghiệp không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu rác thải và các tác động đến môi trường với mục đích ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường. Tất cả các nỗ lực đó của NASU đang nhằm hướng đến hiện thực hóa tư duy kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy phát triển bền vững cho mọi đối tác trong môi trường sinh thái.
Hàng năm, NASU đang cung cấp ra thị trường khoảng 100,000 tấn đường đạt tiêu chuẩn TCVN và quốc tế. Sản phẩm của NASU được các công ty thực phẩm và nước giải khát hàng đầu như Pepsi, URC, TH, Dutch Lady, Kinh Đo, Royal Food… tin dùng và đánh giá cao.
Tóm lại, công cụ TWI không chỉ là một giải pháp đào tạo nội bộ hiệu quả, mà còn là chìa khóa mở ra năng suất bền vững và chất lượng vượt trội trong sản xuất. Việc áp dụng TWI vào các nhà máy sản xuất đường mía không chỉ giúp nâng cao tay nghề công nhân, cải tiến quy trình mà còn hình thành một văn hóa làm việc chuyên nghiệp, đồng đều và có tính kế thừa, hướng tới phát triển hiện đại.
Thiện Phúc
- ▪Six Sigma hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu sai sót, nâng cao hiệu suất
- ▪ISO 50001 - Công cụ hữu hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng
- ▪Mô hình BSC giúp doanh nghiệp tập trung chiến lược quản lý và vận hành để nâng cao hiệu suất hoạt động
- ▪Tiêu chuẩn ISO 50001 cải tiến hiệu suất và tiêu thụ năng lượng cho doanh nghiệp
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng TWI giúp nâng cao hiệu quả sản xuất tại doanh nghiệp đường mía
sự kiện🞄Thứ tư, 23/07/2025, 15:21
(CL&CS) - Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu tìm đến các phương pháp quản lý tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và phát triển đội ngũ nhân lực. Một trong những phương pháp nổi bật giúp doanh nghiệp thành công đó là TWI (Training Within Industry).
Kanban – Chìa khóa nâng cao năng suất và chất lượng cho doanh nghiệp ngành giấy
sự kiện🞄Thứ ba, 22/07/2025, 14:00
(CL&CS) - Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp ngành giấy không chỉ phải đáp ứng nhu cầu sản lượng lớn mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều, ổn định. Việc áp dụng công cụ quản lý Kanban đã và đang trở thành giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình sản xuất, giảm lãng phí và tăng năng suất.
Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất khi áp dụng công cụ MFCA
sự kiện🞄Thứ hai, 21/07/2025, 14:00
(CL&CS) - Nhiều doanh nghiệp sau khi triển khai MFCA đã tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ việc điều chỉnh thiết bị, quy trình, hoặc thay đổi nguyên liệu phù hợp. MFCA đặc biệt hữu ích đối với doanh nghiệp sản xuất trong ngành thực phẩm, dệt may, nhựa, hóa chất hoặc cơ khí,…– những ngành có chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.