Ai sẽ quản lý Quỹ văc xin?

(CL&CS) - Ai có quyền quyết định sử dụng Quỹ và cơ quan nào sẽ quản lý tài chính của Quỹ. Những nội dung này được ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết với mỗi đồng đóng góp dù là nhỏ nhất chúng tôi cũng đều trân trọng và được quản lý công khai, minh bạch.

Ông có thể cho biết mức đóng góp vào Quỹ như thế nào?

Theo tính toán của Bộ Y tế, để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân chúng ta cần mua khoảng 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng.

Để có đủ kinh phí mua văc xin, ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19 huy động thêm các nguồn lực xã hội góp cùng nguồn ngân sách để mua đủ và kịp thời văc xin tiêm cho người dân.

Việc đóng góp vào Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 là trên tinh thần tự nguyện  của các tổ chức, cá nhân và không có mức đóng góp tối thiểu cũng như mức đóng góp tối đa.

Và với mỗi đồng đóng góp dù là nhỏ nhất chúng tôi cũng đều trân trọng và quản lý công khai, minh bạch.

Để góp cùng nguồn ngân sách nhà nước có đủ nguồn mua vắc xin thì Quỹ sẽ phải huy động tới hàng nghìn tỷ đồng, có thể tới chục tỷ đồng.  Vậy Quỹ sẽ do ai quản lý và sẽ được quyết định sử dụng như thế nào? đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả?

Trong quyết định thành lập quỹ thì Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính quản lý nguồn tài chính của Quỹ. Tuy nhiên Bộ Tài chính chỉ có chức năng quản lý tài chính, còn quyết định sử dụng khi nào và mỗi lần bao nhiêu thì các cơ quan liên quan sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để quyết định. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ quỹ để thực hiện mua vắc xin.

Ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính)

Ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính)

Bên cạnh đó, số thu của Quỹ cũng sẽ được ghi nhận và sẽ được công khai minh bạch trên các Website  của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết thì sẽ có thanh tra, kiểm toán theo quy định.

Trong quá trình sử dụng thì mục tiêu sử dụng chủ yếu để mua vắc xin hoặc hỗ trợ sản xuất vắc xin trong nước. Căn cứ vào yêu cầu thực tế và căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ quỹ. Như vậy chúng tôi cho rằng quỹ sẽ được quản lý, sử dụng  hoàn toàn công khai, minh bạch.

Nguyên tắc hoạt động của quỹ như thế nào để đáp ứng được tính kịp thời về nhu cầu vắc xin ở Việt Nam hiện nay? Quy trình tiếp nhận nguồn đóng góp của quỹ như thế nào?

Ngay khi nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ, Bộ Tài chính đã khẩn trương triển khai xây dựng để ban hành quy chế hoạt động của Quỹ và thiết lập bộ máy quản lý.

Theo quy định, Quỹ sẽ được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó sẽ huy động nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Nếu các doanh nghiệp muốn đóng góp vào quỹ thì hoàn toàn có thể chuyển tiền qua hệ thống các ngân hàng thương mại.

Thủ tướng chính phủ cũng đã giao cho Bộ Tài chính làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế để chuyển vào Quỹ các khoản tiền mà một số doanh nghiệp đã đóng góp hỗ trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế trong thời gian liên quan đến việc mua vắc xin.

Bao giờ quy chế này sẽ được ban hành, thưa ông?

Chúng tôi đang khẩn trương hoàn thiện quy chế này, trong trường hợp cần thiết sẽ phải xin ý kiến thêm của Bộ Y tế và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hoàn thiện. Dự kiến muộn nhất tuần sau sẽ phối hợp với các đơn vị để ban hành được quy chế.

Hiện tại, khi quy chế hoạt động của quỹ chưa được ban hành, các tổ chức và cá nhân vẫn có thể tiếp tục đóng góp thông qua Mặt trận Tổ quốc hoặc Bộ Y tế, sau đó chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan này để chuyển các khoản đóng góp đó về Quỹ Vắc xin phòng Covid-19.

Hiện nay trung ương đã chính thức có Quỹ vắc xin phòng Covid 19. Vậy các địa phương nếu như có nhu cầu thành lập quỹ tại địa phương thì có được không thưa ông?

Hiện tại việc mua vắc xin Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Y tế làm cơ quan đầu mối, nên tôi thiết nghĩ các địa phương không cần thành lập quỹ. Tuy nhiên các doanh nghiệp tại các địa phương có thể hỗ trợ chính quyền địa phương.

Theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ, thì các địa phương cũng có trách nhiệm trong việc chia sẻ gánh nặng của ngân sách với ngân sách trung ương.

Và các doanh nghiệp trên địa bàn có thể hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc chia sẻ gánh nặng này. Và phần đóng góp của họ có thể đóng góp trực tiếp cho ngân sách địa phương  mà không nhất thiết phải thành lập quỹ.

Nếu các doanh nghiệp có tham gia đóng góp vào Quỹ thì người lao động trong trong doanh nghiệp đó có thuộc đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin không, thưa ông?

Trước hết việc mua vắc xin hiện nay tập trung qua đầu mối là Bộ Y tế. Cơ quan này cũng được giao xác định các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trong thời gian đầu. Sau đó, khi chúng ta có lượng vắc xin đủ lớn thì Bộ Y tế sẽ đề xuất mở rộng các nhóm đối tượng được tiên này, trong đó tôi cho rằng người lao động ở các khu công nghiệp tập trung cũng nên thuộc nhóm được ưu tiên.

Xin cảm ơn ông!

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:47

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đang triển khai thực hiện các thủ tục để đổi tên ngân hàng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua.

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.