Thứ năm, 29/04/2021, 13:32 PM

ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

(CL&CS) - Nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2021 và 7,0% trong năm 2022 – đây là mức tăng trưởng mạnh và vững chắc có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế đại dịch COVID-19, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB dự báo và nhận định.

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021 vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bật mạnh trở lại trong năm 2021 và 2022 với 3 động lực chính là công nghiệp chế biến – chế tạo, xuất nhập khẩu (nhờ thương mại mở rộng) và đầu tư (bao gồm cả đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân).

Dự báo của ADB  là tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 là 6,7% và năm 2022 lên 7%.

 Đồng thời đà tăng trưởng sẽ tiếp tục nhờ các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và sự tham gia của Việt Nam vào nhiều hiệp định thương mại tự do.

Tăng trưởng GDP qua các năm và dự báo 2021-2022

Tăng trưởng GDP qua các năm và dự báo 2021-2022

Dự báo của ADB khá lạc quan trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh ở Lào, Campuchia – những nước có chung biên giới với Việt Nam và trên thế giới dịch bệnh cũng đang diễn biến phức tạp, bản thân trong nội tại nền kinh tế cũng vẫn nhiều khó khăn và cảm nhận rõ việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% mà Chính phủ Việt Nam đặt ra là một thách thức.

Giải thích cho dự báo lạc quan vượt cả mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đang phấn đấu đạt được trong nhiều thách thức, trong nhiều khó khăn, ông Nguyễn Minh Cường – Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho biết: ADB dự báo trên sự phân tích về các yếu tố tạo nên sự đột biến tích cực và cả tác động của những đột biến tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam.

Sự đột biến tích cực sẽ đẩy tăng trưởng kinh tế lên rất mạnh. Trong đó, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là 2 đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đang đang thoát dần khỏ đại dịch bệnh và cũng đang phục hồi kinh tế tốt. Sự phục hồi của 2 nền kinh tế này sẽ cải thiện đáng kể triển vọng thương mại và tăng trưởng của Việt Nam.

Kế sách bền vững là giúp hộ nghèo đa dạng sinh kế - Ảnh Lưu Sỹ Mùi

Kế sách bền vững là giúp hộ nghèo đa dạng sinh kế - Ảnh Lưu Sỹ Mùi

“Thương mại – xuất nhập khẩu cải thiện sẽ tác động tới ngành công nghiệp chế biến chế tạo… Dự báo công nghiệp tăng 9,5% trong năm 2021 và là một động lực quan trọng cho tăng trưởng. Và một động lực tăng trưởng quan trọng khác của Việt Nam đó là sự kỳ vọng ở Chính phủ nhiệm kỳ mới”, ông Nguyễn Minh Cường nói.

ADB dự báo xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sẽ tăng 8,0% trong năm nay và năm tới. Khu vực dịch và sẽ phục hồi và tăng trưởng ở mức 6,0% trong năm 2021 do tiến trình chuyển đổi số, tăng chi tiêu vào vắc-xin COVID-19, niềm tin kinh doanh cải thiện và mặt bằng lãi suất thấp.  

Và động lực tăng trưởng then chốt của năm là đầu tư gia tăng trong đó Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng lớn. Lãi suất thấp kích thích đầu tư vào xây dựng và bất động sản, khiến đầu tư tư nhân tăng, tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Đầu tư nước ngoài tiếp tục khởi sắc.

 Tuy nhiên ADB cũng nhấn mạnh đến đại dịch COVID-19. Đại dịch vẫn phức tạp khó lường. Điều mà các chuyên gia ADB lo ngại là đại dịch tiếp tục gây ra khủng hoảng y tế toàn cầu kéo theo khủng hoảng kinh tế. Các đợt bùng phát dịch bệnh có thể đe dọa sự phục hồi kinh tế, và sự hồi phục của châu Á cũng sẽ mang tính chắp vá.

Vì thế nếu chậm trễ trong triển khai vắc-xin COVID-19 sẽ có thể tác động ngay đến khả năng Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ như trước khi có dịch. 

Một cảnh báo nữa là nợ xấu tăng khi đại dịch qua đi và đầu tư nhân gia tăng có thể làm trầm trọng thêm rủi ro bong bóng tài sản nếu dòng đầu tư không hướng vào lĩnh vực sản xuất. Biểu hiện thấy rõ ở sự gia tăng đầu tư vào chứng khoán và bất động sản.

Một lưu ý nữa được các chuyên gia ADB đưa ra đó là chính sách tài khoá sẽ tiếp tục mở rộng để kéo dài các gói hỗ trợ và chi tiêu cho các chương trình an sinh xã hội, chăm sóc y tế và tiêm vắc-xin. Theo nhiều khả năng làm hâm hụt tài khoá tăng lên vượt mức 4% đặt ra cho năm 2021.   

ADB cũng nhấn mạnh lưu ý với Việt Nam về việc thu nhập ngừoi dân đã sụt giảm mạnh vì đại dịch. Vì COVID-19, Thu nhập trên đầu người của hộ gia đình giảm trung bình 9,8%, và nhóm có thu nhập thấp nhất sẽ bị giảm đến 10,2% thu nhập.

ADB khuyến nghị tăng cường chương trình trợ giúp cho người dân để giúp các nhóm nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất không tiếp tục bị mất thu nhập, trong đó nêu ưu tiên hỗ trợ người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Do các chương trình trợ cấp tiền mặt đều có hàm ý ngân sách nên chỉ sử dụng hỗ trợ bằng là giải pháp ngắn hạn để khắc phục các cú sốc về thu nhập như cú sốc do đại dịch COVID-19 gây ra.

“Kế sách lâu dài, bền vững hơn phải là giúp cho người nghèo và người dễ bị tổn thương đa dạng hoá sinh kế của họ, ví dụ thông qua đào tạo nghề ngắn hạn và cải thiện tiếp cận với tín dụng vi mô để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp mới”, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB phát biểu.

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.