ACCP ưu tiên giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng
(CL&CS)- Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (ACCP) đang vận hành công cụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng ASEAN trong các giao dịch thương mại xuyên biên giới (ODR).
Mới đây, Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (ACCP) đã công bố bản kế hoạch (sửa đổi) đối với các hoạt động trọng điểm trong công tác bảo vệ người tiêu dùng thuộc khu vực ASEAN giai đoạn 2021-2025 (ASAPCP 2025). Đáng chú ý, các nước thành viên ASEAN đã ưu tiên đưa vào kế hoạch năm 2021-2022 việc xây dựng “Hướng dẫn giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR)” và phát triển các công cụ tương tác trực tuyến, hỗ trợ giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng trong ASEAN.
ACCP ưu tiên giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, kèm theo đó là sự gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp của các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong các giao dịch trong nước và xuyên biên giới, vào tháng 8 năm 2021, công cụ tiếp nhận đơn khiếu nại trực tuyến đã được vận hành trên trang web chính thức của ACCP nhằm hỗ trợ xử lý các vụ việc tranh chấp xuyên biên giới cho người tiêu dùng ASEAN nói riêng và tất cả người tiêu dùng trên thế giới nói chung.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, số lượng tranh chấp phát sinh có xu hướng gia tăng. Mặc dù cơ chế xử lý tranh chấp được thiết lập trực tiếp trong các sàn thương mại điện tử, cơ chế này có thể chưa đủ hữu hiệu để xử lý tranh chấp phức tạp giữa các bên. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, gián đoạn chuỗi cung ứng cũng làm gia tăng tranh chấp trong hoạt động thương mại truyền thống, kể cả thương mại qua biên giới, mà khả năng các bên trực tiếp gặp nhau và/hoặc gặp bên thứ ba (trọng tài, hòa giải viên, ...) trở nên hạn chế, thậm chí không khả thi. Giải quyết những tranh chấp càng khó khăn hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những thực tế đó đã dẫn đến nhu cầu cấp bách phát triển nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến đủ rộng, đủ hữu hiệu để áp dụng được trong cả môi trường thương mại điện tử và thương mại truyền thống.
Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN
Trước sự tình hình đó, kèm theo đó là sự gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp của các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong các giao dịch trong nước và xuyên biên giới, vào tháng 8 năm 2021, công cụ tiếp nhận đơn khiếu nại trực tuyến đã được vận hành trên trang web chính thức của ACCP nhằm hỗ trợ xử lý các vụ việc tranh chấp xuyên biên giới cho người tiêu dùng ASEAN nói riêng và tất cả người tiêu dùng trên thế giới nói chung. Người tiêu dùng sẽ biết tiến độ xử lý qua mục “Tình trạng khiếu nại”. Cụ thể, người tiêu dùng sẽ thấy thông báo đơn khiếu nại đang ở khâu nào, như “tiếp nhận”, “xử lý”, hoặc “đã giải quyết”.
Việc vận hành chức năng tiếp nhận và giải quyết tranh chấp trực tuyến là nỗ lực của ACCP trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt đối với các giao dịch mua bán qua thương mại điện tử xuyên biên giới khi người bán hàng và người mua hàng không ở cùng một quốc gia. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức về bảo vệ người tiêu dùng của 10 nước thành viên và Ban thư ký ASEAN sẽ cùng nhau tăng cường hợp tác và phối hợp để xử lý phản ánh/ yêu cầu của người tiêu dùng theo đúng quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại mỗi quốc gia.
Thế Anh
Bình luận
Nổi bật
Hà Nội triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Xây dựng lòng tin và đáp ứng nhu cầu tức thời của người tiêu dùng là yếu tố then chốt
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Có thể thấy, người tiêu dùng Việt Nam luôn tích cực đón nhận và sử dụng các nền tảng mạng xã hội, với mục đích để tiếp cận các thương hiệu mới và tham khoải đánh giá trước khi mua hàng. 71% cho biết đã từng mua sắm thông qua nền tảng này, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực là 56%.
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 15:49
(CL&CS)- Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.