Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 22/01/2024, 09:54 AM

7 hiện vật, nhóm hiện vật văn hoá Chăm được công nhận bảo vật quốc gia

(CL&CS) - 7 hiện vật, nhóm hiện vật văn hoá Chăm được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12 đều là hiện vật quý hiếm, phản ánh giá trị đặc sắc của nghệ thuật tôn giáo Champa.

Trong số 29 hiện vật vừa được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12 theo Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có tới 7 hiện vật, nhóm hiện vật liên quan đến văn hoá Chăm.

Đây là các hiện vật độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu về chủ đề và phong cách nghệ thuật, phản ánh được giá trị đặc sắc của nghệ thuật tôn giáo Champa qua nhiều giai đoạn lịch sử.

1

Phù điêu Apsara Trà Kiệu. Ảnh: Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Trong đó, 3 hiện vật đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, gồm: phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1 (niên đại: thế kỷ VII-VIII, xuất xứ: Mỹ Sơn, Quảng Nam), tượng Shiva Mỹ Sơn C1 (niên đại: thế kỷ VIII, xuất xứ: Mỹ Sơn, Quảng Nam), phù điêu Apsara Trà Kiệu (niên đại: thế kỷ X; xuất xứ: Trà Kiệu, Quảng Nam).

Phù điêu Apsara Trà Kiệu thể hiện các Apsara - nàng tiên trong thần thoại Ấn Độ, đang múa một vũ điệu mà hiện vẫn đang phổ biến trong nghệ thuật múa của Ấn Độ.

Phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1 là bức chạm khắc trang trí trên vòm cửa của tháp Mỹ Sơn E1, được đưa về bảo tàng năm 1935. Bức chạm mang chủ đề quen thuộc trong thần thoại Ấn Độ, đó là truyền thuyết về sự hình thành vũ trụ của người Ấn Độ cổ xưa.

2

Tượng Shiva Mỹ Sơn C1. Ảnh: Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Còn tượng Shiva Mỹ Sơn C1 được tìm thấy ở tháp Mỹ Sơn C1 năm 1903. Theo các nhà nghiên cứu, đây là chân dung Thần - Vua, xuất hiện cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX, là loại tác phẩm rất hiếm trong nghệ thuật điêu khắc Chăm.

Ngoài 3 hiện vật hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, còn có 4 nhóm hiện vật thuộc nền văn hoá Champa cũng được ghi danh trong đợt này.

3

Phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1. Ảnh: Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Đó là các hiện vật: Linga vàng Po Dam, niên đại thế kỷ VIII - IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận; Bia Phước Thiện, niên đại cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận; 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định; Tượng thờ Vua Pô Klong Garai, niên đại thế kỷ XVI - XVII, hiện thờ tại Tháp Pô Klong Garai, phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Theo Nhà báo và công luận

Bình luận

Nổi bật

Người đàn ông đầu tiên trên thế giới đông lạnh chờ 'hồi sinh' vào năm 2017, giờ ra sao?

Người đàn ông đầu tiên trên thế giới đông lạnh chờ 'hồi sinh' vào năm 2017, giờ ra sao?

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 23:25

Lúc hấp hối, ông cảm thấy rất bình thản, cảm thấy mình chỉ đang bước vào một giấc ngủ sâu, một ngày nào đó sẽ tỉnh lại.

'Lục địa đen' chi gần 50 tỷ USD ngăn chặn sa mạc hóa ở khu vực rộng gấp 2,3 lần California, ước tính tạo ra 10 triệu việc làm

'Lục địa đen' chi gần 50 tỷ USD ngăn chặn sa mạc hóa ở khu vực rộng gấp 2,3 lần California, ước tính tạo ra 10 triệu việc làm

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 23:25

Dự án với “vật liệu xây dựng” là những cây xanh đang được kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ Trái Đất trước tình trạng môi trường ngày một tồi tệ.

‘Đà Lạt của miền Bắc’ vừa có thêm địa điểm du lịch mới hút đông đảo du khách tìm đến check-in, vé vào cửa 15.000 đồng, chỉ mất 2 tiếng đi từ Hà Nội

‘Đà Lạt của miền Bắc’ vừa có thêm địa điểm du lịch mới hút đông đảo du khách tìm đến check-in, vé vào cửa 15.000 đồng, chỉ mất 2 tiếng đi từ Hà Nội

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 23:22

Tới đây, du khách chỉ cần bỏ ra 15.000 đồng là đã được thoải mái check-in với những góc hình được nhiều người nhận xét là “đẹp quên lối về”.