Thứ hai, 12/06/2023, 10:56 AM

5 nguyên tắc kiểm tra tại dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm

(CL&CS) - Nguyên tắc đầu tiên tại Dự thảo Thông tư là nghiêm chỉnh thực thi quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ cơ sở sản xuất; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

1

 Đồ chơi trẻ em thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh minh họa.

Hiện nay, việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ đang diễn ra và nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị liên quan.

Trong đó, về nguyên tắc kiểm tra, dự thảo Thông tư nêu rõ dựa trên 5 nguyên tắc sau: Thứ nhất là nghiêm chỉnh thực thi quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ cơ sở sản xuất; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Thứ hai, bảo đảm minh bạch, khách quan, tuân theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;

Thứ ba, trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy định về nhãn và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất;

Thứ tư, thực hiện trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo Khoản 1 Điều 6 hoặc kiểm tra đột xuất nếu có căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

Thứ năm là do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành và được thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thành lập.

Về nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, theo dự thảo gồm 4 vấn đề chính: Kiểm tra thông tin sản phẩm gồm; Kiểm tra các điều kiện sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; Kiểm tra danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2 sử dụng trong quá trình sản xuất; Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu thực hiện theo Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Ngoài ra, một trong trách nhiệm của tổ chức thực hiện (ở đây là trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) là tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất đối với các sản phẩm mới phát sinh theo yêu cầu công tác quản lý nhà nước về chất lượng hoặc theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bà Cao Thị Bích Hà - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Tổng cục TCĐLCL) khẳng định, Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong nước, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập.

Việc góp ý dự thảo Thông tư sẽ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong nước, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp sản xuất, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.