10 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính
(CL&CS) - Từ nay đến cuối năm 2022, thành phố Hà Nội sẽ tập trung thực hiện hiệu quả 10 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác CCHC, đơn giản hóa các TTHC.
Trước hết, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả trong công tác CCHC gắn với việc thực hiện chủ đề công tác năm 2022.
Mặc khác, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch CCHC năm 2022 của UBND thành phố.
Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS).
Ngoài ra, Thành phố sẽ triển khai kế hoạch khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố năm 2022.
Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các TTHC. Công bố, công khai các quy định các TTHC, trọng tâm là quy hoạch, đất đai, đầu tư, tư pháp, y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, lao động, thuế....
Đồng thời, rà soát, thống kê, tổng hợp xây dựng quy chế phối hợp thực hiện liên thông các TTHC trong các lĩnh vực: Đầu tư, xây dựng, tài nguyên - môi trường.
Triển khai việc thực hiện phân cấp, phân quyền trong giải quyết TTHC đối với lĩnh vực đất đai, đảm bảo ủy quyền triệt để cho chi nhánh trực thuộc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với một số trường hợp theo quy định.
Song song đó, Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC gắn với việc thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01/CT-UBND, trong đó chú trọng kiểm tra đột xuất, tái kiểm tra việc khắc phục tồn tại được chỉ ra từ đợt kiểm tra trước đây, đặc biệt là những vấn đề tồn tại, còn hạn chế trong thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông", quy trình giải quyết công việc nội bộ, quy trình giải quyết TTHC trong một số lĩnh vực
Cuối cùng là nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật và trách nhiệm thực thi công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức...
Rà soát, đánh giá, đơn giản hóa TTHC thường xuyên, có trọng tâm
UBND Thành phố lưu ý các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã trong hoạt động rà soát, đánh giá, đơn giản hóa TTHC phải thực hiện thường xuyên, có trọng tâm; bảo đảm một TTHC được thực hiện là cần thiết, hợp lý, hợp pháp với chi phí thực hiện thấp nhất, lợi ích đạt được cao nhất. Quy trình liên thông được thống kê, xây dựng bảo đảm hợp lý, hiệu quả, tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức công dân; bảo đảm thuận lợi cho công chức, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình giải quyết công việc.
Các cơ quan được giao chủ trì rà soát, đánh giá TTHC hoặc nhóm TTHC, quy định hành chính có liên quan tập trung tiến hành rà soát theo yêu cầu về mục tiêu và tiến độ của kế hoạch; tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá TTHC và dự thảo quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách TTHC, gửi Văn phòng UBND Thành phố xem xét, đánh giá chất lượng.
Các đơn vị được giao chủ trì rà soát, thống kê, xây dựng quy trình TTHC liên thông tổng hợp kết quả rà soát, dự thảo quyết định phê duyệt quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính và trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.
Đẩy mạnh tuyên truyền về đổi mới việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"
Đẩy mạnh tuyên truyền về đổi mới việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân Thủ đô về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và các nội dung của Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông" trên địa bàn thành phố.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền về hoạt động của bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính trong cơ quan hành chính nhà nước và các nội dung, mục tiêu trong triển khai Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông" trên địa bàn thành phố; kết hợp hình thức thông tin, tuyên truyền theo hình thức truyền thống với việc ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền nhằm mang lại hiệu quả cao, phù hợp với từng đối tượng…
Nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp, tổ chức hướng mục tiêu "lấy sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước" trên địa bàn thành phố, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, duy trì và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của thành phố thuộc nhóm địa phương dẫn đầu của cả nước.
Phát hiện và phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực, những sáng kiến, giải pháp, mô hình, tấm gương tiêu biểu hoặc những biểu hiện, hành vi chưa đúng của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ tại cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trên địa bàn thành phố và các nội dung nhiệm vụ, kết quả thực hiện Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông" của thành phố.
Cần kết hợp lồng ghép việc thông tin, tuyên truyền việc thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" và Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông" với thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính và việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đặc biệt là đẩy mạnh nội dung tuyên về quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức của cán bộ, công chức, được phân công thực hiện thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp, công dân trong mối quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện thủ tục hành chính.
Đồng thời, thông tin rộng rãi đến cộng đồng người dân và doanh nghiệp về hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính của thành phố; hướng dẫn người dân và doanh nghiệp thực hiện, tra cứu tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính được tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại bộ phận "một cửa", qua dịch vụ bưu chính công ích, trên môi trường điện tử ở mức độ 3, mức độ 4 qua Cổng dịch vụ công của thành phố và Công dịch vụ công quốc gia.
Hoàng Hiệp
- ▪Chiến lược tài chính đến năm 2030: Giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, quản lý nợ công chặt chẽ
- ▪Hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý tài chính quốc gia và quản lý thuế Nhà nước
- ▪Lễ ký Quy chế mua bán ngoại tệ giữa ngân sách Nhà nước và Dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức.
- ▪Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
Bình luận
Nổi bật
Nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh mới
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13
(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đã nhấn mạnh, Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề về căn cứ pháp lý cho đổi mới về quản lý nhà giáo, những thể hiện về mặt chuyên môn và cả chế độ chính sách cho nhà giáo. Điều này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 11:21
(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Đặt lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân lên trên hết, trước hết
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:18
(CL&CS) - Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, mục tiêu cao nhất là công tác dân vận trong giai đoạn mới là vì dân; mang lại hiệu quả thiết thực cho dân; giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đặt lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân lên trên hết, trước hết; thật sự tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân…
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.