Dữ liệu cũ
Thứ hai, 10/02/2020, 09:46 AM

Xung quanh tình hình dịch virus 2019 – nCoV trên thế giới

(NTD) - Tính đến 20h30 tối 9/2, toàn thế giới có 813 người tử vong vì nhiễm virus 2019 – nCoV; 37.560 người bị nhiễm (Việt Nam 14, có một ca vừa nhiễm tại Vĩnh Phúc). Trong bối cảnh đó, Tiến sĩ người Canada Frank Plummer chuyên về Corona chết một cách bí ẩn khi dự Hội nghị tại Kenya. Các nhà vi sinh học cũng đề nghị tạm gọi tên của virus Corona chủng mới là NCP (Novel Coronavirus Pneumonia).

AFP đưa tin một nữ y tá Vũ Hán nhiễm 2019 - nCoV tự chữa khỏi tại nhà; CPC bác thông tin hành khách bị ngất ở sân bay Phnom Penh do nhiễm nCoV; Corona và sự liên quan giữa virus với biến đổi khí hậu; chuyên gia tại Thượng Hải cho rằng virus corona chủng mới có thể lây qua aerosol và các nhà nghiên cứu Canada vừa chế tạo ra một loại khẩu trang phủ muối bên ngoài có khả năng diệt virus bám trên bề mặt trong 5 phút.

Khẩu trang phủ muối có thể “vô hiệu hóa” virus bám trên bề mặt

Người dân hiện đeo khẩu trang y tế khó có thể giữ nguyên trên mặt, thường xuyên chạm vào để điều chỉnh, di chuyển để gãi mặt và thường xuyên cởi ra đeo vào. Chính những hành động như vậy lại khiến các loại vi khuẩn, virus trên bề mặt khẩu trang đi vào cơ thể người. Nhiều chuyên gia cho rằng đối với phần lớn người dân bên ngoài thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), khẩu trang không có khả năng bảo vệ trước nạn dịch.

CoronaCanada
Giáo sư Hyo-Jick Choi (phải) và đồng nghiệp Ilaria Rubino (Ảnh: Reuters)

Vừa qua, kỹ sư y sinh học, giáo sư tại Đại học Alberta (Canada) Hyo-Jick Choi, tuyên bố ông một giải pháp tiềm năng: một chiếc khẩu trang có khả năng tiêu diệt những mầm bệnh gây hại, thay vì chỉ ngăn chặn chúng. Thành phần bí mật trong chiếc khẩu trang đó là muối tinh.

Giáo sư giải thích: Do cấu trúc phân tử của muối là tinh thể, những góc sắc nhọn, cứng trong phân tử muối có thể cắt xuyên qua virus, khiến chúng không thể sống sót.

Êkip của ông đã thử nghiệm khẩu trang phủ muối trong phòng thí nghiệm mấy năm qua, và phát hiện ra rằng chúng có thể vô hiệu hóa 3 chủng virus cúm, đã lần đầu công bố kết quả trên tạp chí Scientific Reports vào năm 2017. Họ nghĩ công nghệ vô hiệu hóa mầm bệnh có thể cải thiện đáng kể các nỗ lực phòng chống bệnh truyền nhiễm và hy vọng sẽ sản xuất khẩu trang ra thị trường trong vòng 18 tháng tới.

Theo giáo sư, virus và các mầm bệnh khác lây lan qua không khí, trong các giọt nhỏ li ti như nước bọt, đờm khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hay thở hay trên các bề mặt tiếp xúc.

Nếu dịch chứa virus gặp khẩu trang phủ muối của nhóm giáo sư Choi, dịch đó sẽ hút muối. Một khi dịch bốc hơi, chỉ còn lại virus và muối tinh thể sẽ “cắt nhỏ” virus, vô hiệu hóa nó. Quá trình này diễn ra cùng lúc với quá trình nước bốc hơi. Trong các thí nghiệm trước đó, các nhà khoa học nhận ra “virus sẽ bị vô hiệu hóa trong 5 phút và bị phá hủy hoàn toàn trong 30 phút”.

Giáo sư Choi cho biết ông hiện đã có bằng sáng chế tạm thời về công nghệ khẩu trang phủ muối này, và sớm đưa ra thị trường với quy mô thương mại.

CoronaCanada1
 Các loại khẩu trang y tế hiện không có khả năng ngăn ngừa các chủng virus (Ảnh: Getty)

Nữ y tá ở Vũ Hán nhiễm virus 2019 - nCoV tự chữa khỏi tại nhà

Nhật ký tự cách ly chữa bệnh tại nhà của nữ ya tá Jia Na đăng trên mạng xã hội Weibo đã thu hút hơn 17 triệu người theo dõi chỉ sau 1 đêm. Hiện chính quyền và giới y, bác sĩ Vũ Hán đang hy vọng cách tự chữa của y tá Jia sẽ góp phần giúp chữa khỏi nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm vrus khác đang chờ tới lượt mình vì số bệnh nhân đông gấp nhiều lần đội ngũ y tế.

Hành khách bị ngất ở sân bay Phnom Penh do nhiễm nCoV là tin giả

Ngày 9/2, Bộ Y tế CPC đã bác bỏ thông tin trên mạng xã hội rằng một hành khách người Anh gốc Ấn Độ vừa ngất xỉu tại sân bay quốc tế Phnom Penh lúc 9h30 phút sáng cùng ngày là do nhiễm chủng mới của virus Corona. Phóng viên AFP dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Y tế CPC Ly Sovann xác nhận rằng nguyên nhân hành khách này ngất xỉu là do bị kiệt sức.

Trước đó, hôm 7/2, báo chí CPC đưa tin ông Jia Jianhua, 60 tuổi, người Trung Quốc, vốn bị ốm sốt khi từ thành phố Vũ Hán quay trở lại CPC sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, là bệnh nhân đầu tiên và duy nhất nhiễm 2019-nCoV được phát hiện ở CPC, đang dần bình phục, mẫu xét nghiệm mới nhất cho thấy đã âm tính với 2019-nCoV và có thể được xuất viện ngay đầu tuần tới.

Các thành viên trong gia đình ông Jia Jianhua cũng như những người từng tiếp xúc với ông đã được giám sát nhưng kết quả xét nghiệm virus 2019-nCoV của họ đều âm tính.

CoronaCanada2
Kiểm tra chặt chẽ thân nhiệt hành khách tại sân bay quốc tế Phnom Penh (Ảnh: AFP)

Giới chức CPC cho biết trên 3.000 công dân Trung Quốc từ thành phố Vũ Hán đã tới CPC kể từ sau khi bùng phát dịch bệnh viêm phổi do nhiễm nCoV tại Trung Quốc. Hiện chính quyền các địa phương ở CPC đang theo dõi chặt tình hình để ngăn ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV lây lan tại nước này.

Biến đổi khí hậu có liên quan gì tới virus Corona?

Theo bài viết của nhà báo Justin Worland trên tạp chí Time, tại thời điểm này, không có bằng chứng để nói biến đổi khí hậu đã khiến loại virus mới này “nhảy” từ động vật sang người, hoặc hiện tượng Trái Đất ấm lên đã giúp virus lây lan. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là biến đổi khí hậu có thể khiến dịch bệnh xảy ra nhiều hơn trong tương lai, đặc biệt là các bệnh do virus và các mầm bệnh khác.

Các nhà khoa học từ nhiều chục năm nay đã biết rằng biến đổi khí hậu sẽ thay đổi cách thức lan truyền dịch bệnh. Khi Trái Đất ấm lên, các giả thiết này đang được kiểm nghiệm và giới khoa học hiểu các giả thiết theo thời gian thực.

Có nhiều mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và bệnh truyền nhiễm: nhiệt độ tăng dần khiến hệ miễn dịch tự nhiên của con người kém hiệu quả. Cơ thể con người vốn là một cỗ máy chống dịch bệnh đáng ngạc nhiên. Nhiệt độ ấm áp của cơ thể tự nó có thể chặn đứng mọi sự xâm nhập không mong muốn. Khi một mầm bệnh vào cơ thể con người, ta thường sốt, nóng lên để chống chọi với bệnh. Cơn sốt kích thích hệ miễn dịch và sức nóng trong cơ thể tạo ra môi trường mà mầm bệnh khó sống sót.

Virus 2019 – nCoV có thể lây truyền qua 3 con đường chính

CoronaCanada3
Hình ảnh đầu tiên về virus 2019 - nCoV do Trung tâm Dữ liệu Vi trùng học Quốc gia Trung Quốc công bố (Ảnh: SCMP)

Virus corona chủng mới được xác định có thể lây truyền qua 3 con đường chính là: lây truyền trực tiếp, lây truyền qua tiếp xúc và mới nhất là lây truyền qua aerosol. Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải ngày 8/2, ông Zeng Qun (Tăng Quần), Phó cục trưởng Cục Dân chính thành phố Thượng Hải, cho biết các chuyên gia y tế và phòng ngừa dịch đã xác định virus 2019 – nCoV có thể lây qua aerosol.

Lây nhiễm qua aerosol tức chỉ các giọt bụi nước chứa virus được hòa tan trong không khí để tạo thành khí dung, lơ lửng trong không khí. Người bình thường có thể bị nhiễm bệnh nếu hít phải khí dung có chứa virus.

CoronaCanada4
Ông Tăng Quần tại cuộc họp báo về phòng chống dịch virus corona chủng mới ở Thượng Hải ngày 8/2 (Ảnh: Getty)

Tại sao nhà vi sinh học hàng đầu thế giới về virus Corona Plummer chết?

Vào ngày 4/2, Giáo sư, Tiến sĩ Frank Plummer, 67 tuổi, được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về virus Corona, chết ở Thành phố Nairobi (Kenya) nơi ông đang tham dự lễ kỷ niệm 40 năm hợp tác nghiên cứu giữa Đại học Manitoba với Kenya. BBC News đưa tin, ông Plummer được cho là chết vì một cơn đau tim trước khi đến bệnh viện. Tuy nhiên, chưa có thông báo chính thức nào về nguyên nhân cái chết.

Giáo sư Plummer là cựu Giám đốc khoa học của Phòng thí nghiệm vi sinh học quốc gia Canada, đã hỗ trợ thành lập và biến phòng thí nghiệm quốc gia ở Thành phố Winnipeg thành một tổ chức đẳng cấp thế giới. Những đóng góp của ông có tác động toàn cầu, cứu sống hàng chục ngàn người trong nhiều chục năm qua.

CoronaCanada5
Tiến sĩ Frank Plummer, 67 tuổi, chết một cách bí ẩn ở Nairobi, Keyna (Ảnh: AFP)

Tiến sĩ Plummer đã từng lãnh đạo phòng thí nghiệm nghiên cứu virus Corona gây ra cúm SARS và H1N1, cũng như trong quá trình phát triển vaccine phòng chống virus Ebola.

Ông đã xây dựng một hoạt động nghiên cứu tầm cỡ thế giới ở Kenya, nơi ông quan sát một nhóm phụ nữ đặc biệt có khả năng miễn dịch tự nhiên với HIV-1. Khám phá đó cung cấp thông tin quan trọng cho việc phát triển vaccine HIV và thuốc.

Giáo sư Plummer được các học giả và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới ngưỡng mộ và đánh giá cao, trong suốt sự nghiệp của mình, đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá: Huy chương Flavelle từ Hiệp hội Hoàng gia Canada năm 2018 vì những đóng góp của ông cho khoa vi sinh học.

Tường Quyên

(Theo BBC News, AFP, Reuters)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.