Xuất khẩu tôm vững đà đi lên trong 2 tháng đầu năm
(CL&CS) - Theo VASEP, 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm Việt đều tăng trưởng tốt ở tất cả các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh...
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm trong tháng 2/2022 đạt 244,8 triệu USD, tăng 55% so với tháng 2/2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt gần 558 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm nay có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ các năm trước đó, theo VASEP.
Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú tăng trưởng 2 con số, lần lượt là 49% và 54%. Xuất khẩu chỉ giảm đối với một số sản phẩm tôm biển. Xuất khẩu tôm sú chế biến (mã HS 16) tăng trưởng mạnh nhất 119%.
Mỹ tiếp tục là thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 117,5 triệu USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo VASEP, thị trường Mỹ mở cửa trở lại hậu Covid-19, nhu cầu nhập khẩu thủy sản trong đó có tôm tiếp tục tăng cao. Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn thứ 4 trên thị trường Mỹ sau Ấn Độ, Ecuador và Indonesia.
Trong khi đó, sau khi giảm mạnh trong năm 2021 thì 2 tháng đầu năm nay tại thị trường Trung Quốc đã có tín hiệu tăng trưởng tốt trở lại. Cụ thể, tháng 2/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 21,3 triệu USD, tăng 41% so với tháng 2/2021. 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang thị trường này đạt 39,7 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với tín hiệu tích cực này, VASEP dự báo, xuất khẩu tôm tiếp tục tăng trưởng khoảng 40% trong tháng 3/2022 nhờ nhu cầu thị trường đang mạnh, xuất khẩu cả năm dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2021.
Tuy nhiên, cũng theo VASEP thì giá xăng, dầu tăng cao kỷ lục trong thời gian qua, khiến phí vận tải tăng, ảnh hưởng nhiều tới chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn phải còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, phí vận chuyển quốc tế tiếp tục tăng, làm tăng giá thành sản phẩm và giảm sức cạnh tranh so với các nước đối thủ như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia...
Năm 2022, Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là những thị trường chính xuất khẩu tôm của Việt Nam. Bên cạnh đó tập trung thêm các thị trường tiềm năng khác như: Canada, Australia, Anh… Thị trường Nga sẽ bị đứt đoạn do các nguy cơ về thanh toán và vận chuyển và sẽ khó phục hồi trong thời gian ngắn.
Bảo Phương
Bình luận
Nổi bật
Xây dựng lòng tin và đáp ứng nhu cầu tức thời của người tiêu dùng là yếu tố then chốt
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Có thể thấy, người tiêu dùng Việt Nam luôn tích cực đón nhận và sử dụng các nền tảng mạng xã hội, với mục đích để tiếp cận các thương hiệu mới và tham khoải đánh giá trước khi mua hàng. 71% cho biết đã từng mua sắm thông qua nền tảng này, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực là 56%.
Áp thuế VAT 5% với phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, trong điều kiện hiện nay, việc sửa đổi Luật Thuế 71 theo hướng áp GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón là rất phù hợp. Khi đó, cả "3 nhà" là nhà nông, Nhà nước và doanh nghiệp (DN) đều được hưởng lợi.
Hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS)- Người tiêu dùng có thể tận hưởng trải nghiệm mua sắm với nhiều ưu đãi hấp dẫn, đồng thời hòa mình vào không khí lễ hội tôn vinh tinh hoa hàng Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.