Xuất khẩu nông sản ngày càng cạnh tranh khốc liệt
(CL&CS) - Dư địa thị trường xuất khẩu là rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên cạnh tranh về mặt hàng nông sản, trái cây cùng loại giữa các nước tham gia xuất khẩu ngày càng khốc liệt.
Tại Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2024, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 31/5, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, ngày càng nhiều mặt hàng, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam hoặc sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất hiện diện tại các chuỗi siêu thị, các hệ thống bán lẻ, cung ứng, phân phối quốc tế tại các thị trường lớn trên thế giới…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 đạt 32,81 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng nhóm ngành rau quả là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng so với năm ngoái, kim ngạch tháng 5 ước đạt 700 triệu USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
“Chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, quy trình sản xuất được nâng cao, sự đa dạng về sản phẩm cùng những nỗ lực tuân thủ yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm là những yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt Nam đã chinh phục và giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng tại nhiều thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia, đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, giá trị nông sản toàn cầu, bất chấp những yếu tố khó khăn mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt”, ông Vũ Bá Phú cho biết.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, dư địa thị trường xuất khẩu là rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên cạnh tranh về mặt hàng nông sản, trái cây cùng loại giữa các nước tham gia xuất khẩu ngày càng khốc liệt.
Để các mặt hàng nông sản mang thương hiệu Việt Nam, các sản phẩm nông sản mang nhãn hiệu Việt Nam xuất hiện rộng rãi và khẳng định giá trị trên các kệ hàng hóa tại hệ thống phân phối quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, hàng hóa, truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu…
Đặc biệt, hiện nay, nhiều nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh cao, khả năng thâm nhập các thị trường xuất khẩu đang và sắp vào mùa như: vải, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bơ…sẽ gặp phải trở ngại nhất định về thị trường tiêu thụ khi vào vụ thu hoạch ồ ạt.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh thông tin, Thành phố có hơn 13.000 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm sản, trong đó có trên 1700 cơ sở chế biến, 250 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Thành phố cũng đã được cấp 16 mã số vùng trồng cây ăn quả, 4 cơ sở đóng gói với công suất 30 đến 50 tấn/ngày/1 cơ sở để phục vụ xuất khẩu. Trong đó, có 8 mã số cấp cho vùng trồng chuối, 8 mã số cho vùng trồng nhãn.
5 tháng đầu năm 2024, sản phẩm nông sản Hà Nội tiếp tục là nhóm sản phẩm đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 11 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Hà Nội. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Nội đứng đầu là gạo chiếm 50%, cà phê chiếm 14%, hạt điều 11,5%, hạt tiêu 6,8%, chè 4,6%. Đáng chú ý, 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Hà Nội tăng đáng kể, 107,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu của Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn do lạm phát tại các thị trường nhập khẩu vẫn ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, nhất là tại các thị trường trọng điểm của hàng hóa xuất khẩu Hà Nội như EU, châu Mỹ; xu hướng chuyển dịch nguồn cung gần thị trường tiêu thụ của các tập đoàn đa quốc gia để giảm thiểu gián đoạn nguồn cung...
Tại hội nghị, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp đã nêu các ý kiến, đề nghị với các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ thông tin thị trường cụ thể; các giải pháp liên quan đến xúc tiến thương mại để hỗ trợ các nhà cung ứng nông sản mùa vụ khai thác thị trường tiêu thụ, giảm tải các khó khăn về thị trường khi vào vụ thu hoạch.
Theo Tạp chí Hải quan
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.