Thứ sáu, 21/05/2021, 18:34 PM

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tiếp tục được kỳ vọng

(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong quý 2/2021, toàn ngành phấn đấu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 9,7 tỷ USD.

Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 4/2021 ước đạt 4,45 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng 4/2020 nhưng giảm 13,3% so với tháng 3/2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,53 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 1,29 tỷ USD, thủy sản đạt 650 triệu USD và chăn nuôi đạt 36 triệu USD.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với 4 tháng năm 2020. Cụ thể, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD; lâm sản chính đạt 5,33 tỷ USD; thủy sản ước đạt 2,39 tỷ USD; chăn nuôi ước đạt 125 triệu USD.

Trong 4 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: xuất khẩu gạo đạt 1,9 triệu tấn với giá trị 1,01 tỷ USD, giảm 10,8% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020;  xuất khẩu thủy sản đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2020; xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 4,99 tỷ USD, tăng 50,5% so với cùng kỳ năm 2020; xuất khẩu rau quả đạt 1,35 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020, cao su (tăng 111,6%), chè (tăng 7,9%), sản phẩm chăn nuôi (tăng 37,4%)…

Trong khi đó, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm, như cà phê (giảm 11,6%), hạt điều (giảm 7,8%).

xkcaphe-1545035258776794862650-crop-15450352642941263026388

Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công thương cho biết, sẽ đẩy mạnh khai thác, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Ảnh: minh họa

Về thị trường xuất khẩu, ước giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 46,9% thị phần), châu Mỹ (27,6%), châu Âu (10%), châu Đại Dương (1,4%) và châu Phi (1,4%). Trong đó, 4 thị trường xuất khẩu chính gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo Bộ NN&PTNT, trong quý 2/2021, toàn ngành phấn đấu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 9,7 tỷ USD.

Bộ NN&PTNT cũng nhận định, xuất khẩu gỗ, các sản phẩm từ gỗ và thủy sản tiếp tục mang lại giá trị lớn trong thời gian tới. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng tỏ ra lạc quan khi thị trường Đức, Hàn Quốc, Canada tăng mạnh. Đặc biệt, xuất khẩu tôm là lợi thế của Việt Nam và Canada được coi là cửa ngõ vào thị trường toàn cầu nhờ khả năng tiếp cận thị trường ưu tiên thông qua các hiệp định thương mại với 51 quốc gia.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, dù cắt giảm chi tiêu đối với các mặt hàng xa xỉ hoặc đồ tiêu dùng không thiết yếu, nhưng thực phẩm, lương thực sẽ là mặt hàng ưu tiên hàng đầu người tiêu dùng đầu tư ngân quỹ. Điều đó tạo cơ hội cho xuất khẩu của nông sản Việt Nam.

Trong đó, về hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước, tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19. Theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.

Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công thương cho biết, sẽ đẩy mạnh khai thác, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Đặc biệt, đối với hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, cần chuẩn bị tổ chức hội thảo trao đổi các quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi EVFTA và UKVFTA; chuẩn bị tổ chức Hội thảo trao đổi phổ biến thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam-Trung Quốc (dự kiến vào tháng 6/2021). Đồng thời, xây dựng, in ấn sổ tay phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại các thị trường trọng điểm.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Triển khai áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng

Triển khai áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:43

(CL&CS)- Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, ngày 6/5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường phối hợp với trường Đại học Hải Phòng tổ chức Tọa đàm Tổng quan về năng suất chất lượng và áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng.

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:58

(CL&CS) - Họat động nghiên cứu, lựa chọn giống mới đã góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện đại, đồng bộ, năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế, thân thiện môi trường, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Phát triển nhãn hiệu chứng nhận

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 12:09

(CL&CS) - Quá trình triển khai, nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh nhận thức giá trị của nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) An Giang, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng của tỉnh, chất lượng, giá trị, tạo dựng uy tín cho sản phẩm của mình và chủ động nộp hồ sơ đăng ký để được cấp quyền sử dụng NHCN.