Vụ Vinasun kiện GrabTaxi: Căn cứ thiệt hại của Vinasun rất mơ hồ

(NTD) - Vụ Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kiện Công ty TNHH Grab đòi bồi thường thiệt hại 41,2 tỷ đồng được đưa ra xét xử lần đầu vào ngày 6/2/2018, đến nay vụ án bị hoãn không dưới 5 lần. Một trong những lý do quan trọng dẫn tới việc này là căn cứ tính thiệt hại của Vinasun rất mơ hồ.

Vinasun cho rằng lợi nhuận bị sụt giảm trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến 30/6/2017 là do sự xuất hiện và phát triển của các nền tảng đặt xe công nghệ như Grab.

Vinasun cho rằng giá trị vốn hóa công ty sụt giảm là vì Grab. Theo giám định của Công ty Cửu Long (do tòa chỉ định) giai đoạn 1/1/2016-30/6/2017, giá trị vốn hóa của Vinasun đã giảm trong giai đoạn trên. Căn cứ điều này, Viện kiểm sát đưa ra đề nghị buộc Grab bồi thường cho Vinasun 41,2 tỷ đồng.

Lợi nhuận của Vinasun giảm là có thật. Tuy nhiên, lấy giá trị vốn hóa thị trường công ty mình để buộc tội người khác là hành động hết sức vô lý và có phần trẻ con.

Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp được tính bằng giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Sự biến động này không dễ bị cá nhân hay tổ chức bên ngoài nào tác động được. Khi doanh nghiệp làm ăn tốt thì giá cổ phiếu lên, ngược lại giá sẽ giảm. Vốn hóa thị trường cũng vì vậy mà biến động theo. Bởi vậy, nếu vốn hóa thị trường của Vinasun có giảm thì do năng lực kinh doanh của doanh nghiệp kém. Lúc này phải xem lại khả năng quản lý của ban lãnh đạo và tư duy kinh doanh của các ông chủ chứ sao lại đi tìm người ngoài chịu thay?

Theo tính toán của Công ty Cửu Long – đơn vị giám định do tòa chỉ định, trong giai đoạn 1/1/2016-30/6/2017, vốn hóa thị trường của Vinasun bị giảm. Cổ phiếu Vinasun trong thời gian này giảm từ mức 25.500 đồng về 24.000 đồng/cổ phiếu. Theo quan điểm có phần ngược đời của Vinasun, vốn hóa doanh nghiệp họ giảm thì Grab phải chịu. Thế nhưng lúc giá cổ phiếu họ tăng kéo theo vốn hóa tăng thì sao, Vinasun có nên trả lại phần tiền đó cho Grab?

vns

Trong môi trường kinh doanh, việc kiện nhau là hành động văn minh để tìm đến công bằng, rất cần khuyến khích. Tuy nhiên, nó cũng có thể là con dao hai lưỡi.

Để làm rõ thêm điều này, hãy xem kĩ diễn biến giá cổ phiếu của Vinasun trong giai đoạn giám định. Đầu năm 2016, cổ phiếu VNS của Vinasun có giá hoảng 25.500 đồng/cổ phiếu. Sang tháng 7/2016, cổ phiếu VNS có những bước bứt phá ngoạn mục lên gần 30.500 đồng/cổ phiếu, tức tăng gần 20%. Kéo dài đến cuối năm 2016, cổ phiếu VNS luôn giữ mức giá này thậm chí tăng đến 33.000 đồng/cổ phiếu. Chỉ khi sang tháng 4/2017, cổ phiếu VNS mới bắt đầu giảm giá và giảm nhẹ so với mức đầu năm 2016 – thời điểm mà Vinasun bắt đầu tính thiệt hại. 

Dễ thấy rằng, cổ phiếu VNS tăng giá trong một thời gian dài, chỉ giảm trong thời gian ngắn. Việc Vinasun chọn thời điểm và căn cứ để tính thiệt hại khá vô lý. Trong môi trường kinh doanh, việc kiện nhau là hành động văn minh để tìm đến công bằng, rất cần khuyến khích. Tuy nhiên, nó cũng có thể là con dao hai lưỡi. Nếu kiện nhau vì những suy đoán hoặc căn cứ thiếu thuyết phục sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh doanh nghiệp, sâu xa hơn là lợi nhuận cũng có khả năng sụt giảm theo.

Một điểm khá thiếu thuyết phục khác mà công ty giám định đưa ra để làm chứng cứ giúp Vinasun kiện Grab là chi phí phát sinh khi xe Vinasun nằm bãi. Yếu tố này rất khiên cưỡng khi cho rằng đó là do Grab gây ra. Xe của Vinasun có thể bị hư chờ sửa chữa bảo trì, tài xế nghỉ phép hoặc chờ bắt khách. Phương pháp tính toán kiểu này có phần áp đặt và không đủ tính thuyết phục. Đáng nói hơn, đơn vị giám định nhiều lần vắng mặt tại tòa, trong khi đơn vị này là mấu chốt để tòa làm rõ mức độ thiệt hại.

Chính hội đồng xét xử cũng từng thừa nhận rằng thiệt hại của Vinasun có thể có nhưng để chứng minh rất khó, do có sự chủ quan của doanh nghiệp và khách quan của thị trường. Bởi vậy, nếu sớm kết luận rằng Grab gây ra thiệt hại cho Vinasun sẽ khó giúp dư luận đồng tình, người tiêu dùng cũng cảm thấy bất an.

Suy cho cùng, cạnh tranh lành mạnh để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mới là mục đích cuối cùng của việc kinh doanh. Không thể vì áp dụng tư duy kinh doanh cũ kỹ khiến mình bị yếu thế mà quay ra đổ thừa cho đối thủ. Nền kinh tế chia sẻ theo xu hướng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới. Để bắt kịp xu hướng này và tập dần trở thành doanh nghiệp văn minh, có lẽ doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh hơn nữa học cách thích ứng, thay vì giữ mãi tư duy bảo hộ cũ kỹ ở chốn ao làng.

 Nguyễn Dương 

Bình luận

Nổi bật

'Đường đi' đến khối tài sản hơn 1 tỷ USD của đại gia Việt U70, học vật lý hạt nhân cầm quân 'ông lớn' bán lẻ 4 tỷ USD bao phủ khắp kệ hàng siêu thị

'Đường đi' đến khối tài sản hơn 1 tỷ USD của đại gia Việt U70, học vật lý hạt nhân cầm quân 'ông lớn' bán lẻ 4 tỷ USD bao phủ khắp kệ hàng siêu thị

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 17:57

Là người đứng đầu 1 tập đoàn nổi tiếng tại Việt Nam, vị đại gia U70 này đã trải qua những hành trình dài dặc để sở hữu khối tài sản 1,1 tỷ USD (28.000 tỷ đồng).

Nhóm nhà đầu tư chi 1.300 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai

Nhóm nhà đầu tư chi 1.300 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:07

(CL&CS) - CTCP Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức vừa có thêm nhóm nhà đầu tư lớn khi họ vừa chi 1.300 tỷ đồng mua cổ phiếu HAG trong đợt chào bán riêng lẻ vừa qua.

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND về thúc đẩy triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024, năm 2025 và các công trình trọng điểm của Thành phố.