Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024
(CL&CS) - Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank và MB là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong quý 1/2024. Lợi nhuận trước thuế của top 5 chiếm đến 52,3% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết.
Tổng thu nhập của ngân hàng đến từ đâu?
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của 27 ngân hàng niêm yết, tổng thu nhập hoạt động trong quý 1/2024 đạt 151.072 tỷ đồng, tăng 7,6% so cùng kỳ năm trước (YoY), tương đương tăng 10.707 tỷ đồng.
Thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng đến 80,3% trong tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng, tăng 0,3 điểm % so với cùng kỳ. Trong quý, thu nhập lãi thuần đạt 121.283 tỷ đồng, tăng 8% YoY (+8.949 tỷ đồng).
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng 9,9% tổng thu nhập hoạt động và không thay đổi tỷ lệ trong tổng thu nhập hoạt động so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 14.894 tỷ đồng, tăng 6,7% YoY (+933 tỷ đồng). Các ngân hàng có lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trên ngàn tỷ đồng là Techcombank (2.171 tỷ đồng), VietinBank (1.779 tỷ đồng), BIDV (1.693 tỷ đồng), VPBank (1.554 tỷ đồng) và Vietcombank (1.442 tỷ đồng).
Điểm sáng của ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đến từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư khi tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 7.678 tỷ đồng, tăng 49% YoY (2.524 tỷ đồng). Trong quý 1/2024, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng 5,1% tổng thu nhập hoạt động, tăng 1,4 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Ngoài BIDV (1.465 tỷ đồng), VietinBank (1.344 tỷ đồng), Vietcombank (1.198 tỷ đồng) có lãi thuần trên ngàn tỷ đồng thì nhiều ngân hàng khác cũng ghi nhận hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi thuần cao như: MSB (592 tỷ đồng), Techcombank (544 tỷ đồng), MB (461 tỷ đồng)…
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 1.367 tỷ đồng, tăng 177,2% YoY (+874 tỷ đồng). MB là ngân hàng có lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh cao nhất trong quý 1/2024, đạt 965 tỷ đồng, chiếm đến 70,6% của toàn ngành. Các ngân hàng còn lại có lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh ở mức cao là ACB (196 tỷ đồng), BIDV (167 tỷ đồng), SeABank (108 tỷ đồng). Trong khi đó, VietinBank, Vietcombank, ABBank, TPBank, OCB ghi nhận mức lãi thuần tương đối thấp, còn MSB, Techcombank, VPBank, HDBank chịu cảnh lỗ thuần. Có 14/27 ngân hàng không phát sinh nghiệp vụ này trong quý vừa qua.
Mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận mức lãi thuần 2.205 tỷ đồng, tăng 179,8% YoY (+1.417 tỷ đồng). Trong đó, Techcombank chiếm đến 48,7% lợi nhuận toàn ngành khi đạt 1.073 tỷ đồng. Các ngân hàng có lãi thuần mua bán chứng khoán đầu tư đạt trên 200 tỷ đồng là: TPBank (475 tỷ đồng, SeABank (344 tỷ đồng), MB (217 tỷ đồng), ACB (204 tỷ đồng). Ngược lại, BIDV ghi nhận lỗ thuần lớn nhất 291 tỷ đồng, kế tiếp là VietinBank lỗ thuần 106 tỷ đồng; ABBank, Eximbank, PGBank, LPBank cũng góp mặt trong danh sách lỗ thuần.
Lãi thuần từ hoạt động khác đạt 3.424 tỷ đồng, giảm 53% YoY (-3.861 tỷ đồng). Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần đạt 221 tỷ đồng, giảm 36,7% YoY (-128 tỷ đồng).
Trong quý 1/2024, tổng chi phí (chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) tăng 6% YoY (+4.439 tỷ đồng). Trong đó, chi phí hoạt động ở mức 47.707 tỷ đồng, tăng 6,3% YoY (+2.835 tỷ đồng) và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở mức 31.271 tỷ đồng, tăng 5,4% YoY (+1.604 tỷ đồng).
Kết thúc quý 1/2024, 27 ngân hàng niêm yết đạt 72.094 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 9,5% YoY (+6.268 tỷ đồng) và 57.470 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 8,8% YoY (4.629 tỷ đồng).
Quán quân lợi nhuận vẫn là Vietcombank
Ngành ngân hàng vẫn chưa có điều kỳ diệu xảy ra khi quán quân lợi nhuận quý 1/2024 vẫn là cái tên quen thuộc Vietcombank với 10.718 tỷ đồng. Các vị trí tiếp theo thuộc về Techcombank (7.802 tỷ đồng), BIDV (7.390 tỷ đồng), VietinBank (6.210 tỷ đồng), MB (5.795 tỷ đồng).
Nhóm ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế nằm trong mức 4.000-5.000 tỷ đồng, gồm: ACB (4.892 tỷ đồng), VPBank (4.182 tỷ đồng), HDBank (4.028 tỷ đồng), SHB (4.017 tỷ đồng).
Nhóm ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế nằm trong mức 1.000-3.000 tỷ đồng, gồm: LPBank (2.886 tỷ đồng), Sacombank (2.654 tỷ đồng), VIB (2.502 tỷ đồng), TPBank (1.829 tỷ đồng), MSB (1.530 tỷ đồng), SeABank (1.506 tỷ đồng), OCB (1.214 tỷ đồng) và NAB (1.000 tỷ đồng).
Eximbank cùng nhóm ngân hàng có cổ phiếu niêm yết HNX hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM đều có lợi nhuận dưới 1.000 tỷ đồng trong quý 1/2024. Cụ thể, Eximbank (661 tỷ đồng), Bac A Bank (339 tỷ đồng, VietABank (248 tỷ đồng), KienlongBank(214 tỷ đồng), ABBank (192 tỷ đồng), PGBank (116 tỷ đồng), Vietbank (73 tỷ đồng), BVBank (69 tỷ đồng), Saigonbank (68 tỷ đồng).
Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất trong quý 1/2024 thuộc về BVBank với 171,3%; LPBank với 84,4%; VPBank với 64%; HDBank với 46,8%; SeABank với 40,8%...
Có 9 ngân hàng tăng trưởng âm trong quý 1/2024 gồm: ABBank (-68,6%), Vietbank (-62,8%), Saigonbank (-35,2%), PGBank (-24,2%), Eximbank (-24,1%), MB (-11%), VIB (-7,1%), ACB (-5,1%0 và Vietcombank (-4,5%).
Nguyễn Như
Bình luận
Nổi bật
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08
(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57
(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.
Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.