VRG muốn thoái vốn mảng cao su để phát triển các dự án khu công nghiệp

(CL&CS) - VRG vừa cho biết kế hoạch thoái vốn mảng cao su để tập trung nguồn lực cho phát triển các dự án KCN, cụm công nghiệp trên đất cao su. Hiện, mảng này có mức lợi nhuận khá tốt nhưng quy mô còn nhỏ, quỹ đất cho thuê hiện hữu cơ bản hết.

Ngày 16/09, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (VRG, HOSE: GVR) đã có buổi làm việc với đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 và một số nội dung liên quan đến Đề án cơ cấu lại VRG giai đoạn 2021-2025.

Ông Lê Thanh Hưng - Tổng Giám đốc VRG cho biết trong 9 tháng đầu năm, công ty gặp khó khăn ở cả 5 lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chính là nông nghiệp cao su, công nghiệp cao su, chế biến gỗ, thủy điện, khu công nghiệp.

Ông Lê Thanh Hưng - Tổng Giám đốc VRG

Trong lĩnh vực đầu tư, với mô hình hiện nay, Công ty Mẹ chủ yếu đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác và nguồn thu chủ yếu từ lợi nhuận, cổ tức được chia (công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư tài chính) và từ thoái vốn khoản đầu tư tài chính theo sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Khối nông nghiệp cao su chiếm tỷ trọng lớn về vốn đầu tư, doanh thu. Mặc dù những tháng đầu năm có dấu hiệu tích cực nhưng tới nay, thị trường không ổn định, giá bán cao su giảm và tiêu thụ chậm, chi phí đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của Công ty.

Lĩnh vực khu công nghiệp có mức lợi nhuận khá tốt nhưng quy mô còn nhỏ, quỹ đất cho thuê hiện hữu cơ bản hết, nguồn thu chủ yếu hiện nay là lãi tiền gửi, thu phí dịch vụ, phân bổ doanh thu dài hạn đã thu từ các năm trước. Trong khi các dự án mới như mở rộng KCN Nam Tân Uyên, An Điền, Minh Hưng III... vẫn đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục pháp lý, chưa triển khai đầu tư.

Khu vực chế biến gỗ ngoài việc gặp khó khăn về thị trường thì năm 2022, nguồn gỗ phân bổ của Công ty bị giới hạn nên hoạt động chế biến gỗ càng khó khăn.

Khối công nghiệp cao su có chi phí đầu vào như nhiên liệu, chất đốt tăng cao; thị trường biến động lớn theo chiều hướng xấu, đặc biệt nguồn thu của CTCP GVR Khải Hoàn năm 2022 giảm mạnh so với tăng trưởng đột biến của năm 2021 (năm 2021 lợi nhuận gần 800 tỷ đồng, năm 2022 chỉ có khả năng hoà vốn).

Khối ngành nghề khác không có tăng trưởng đột biến, lớn nhất là hoạt động của khối thủy điện, các nhà máy phát điện bị giới hạn về công suất thiết kế, nguồn nước, giờ phát điện, giá bán điện nên cũng đi ngang, cơ bản không có tăng trưởng.

Đại diện VRG cho biết doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2022 của Công ty mẹ ước đạt lần lượt 1,927 tỷ đồng và 876 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ; còn hợp nhất, doanh thu và lợi nhuận đạt lần lượt 18,397 tỷ đồng và 4,408 tỷ đồng, tăng 2% và 4%.

Tuy nhiên, theo ông Trần Công Kha - Chủ tịch HĐQT VRG, trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Công ty mẹ còn bao gồm dự thu khoản lợi nhuận từ thoái vốn với giá trị ước tính 429 tỷ đồng và thu đền bù đất đai từ nguồn ngân sách các địa phương khi thu hồi đất vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội. Trong trường hợp vì lý do khách quan, 2 nguồn thu này chưa được thực hiện trong năm cũng sẽ làm giảm doanh thu, lợi nhuận của Công ty năm 2022.

Theo đề án mới, Công ty theo hướng cân đối 3 trụ cột “cao su - khu công nghiệp - chế biến gỗ”. Ông Lê Thanh Hưng cho biết: "Mục tiêu phát triển các lĩnh vực hoạt động chính đến năm 2025, tổng doanh thu dự kiến của Công ty tăng hơn 30% so với hiện nay, lợi nhuận sẽ tăng trưởng khoảng 20% và sẽ tăng nhanh hơn trong giai đoạn sau năm 2025. Doanh thu hợp nhất của Công ty là 161,730 tỷ đồng (trung bình khoảng 32,300 tỷ đồng/năm), lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 34,435 tỷ đồng (trung bình khoảng 6,870 tỷ đồng/năm). Lợi nhuận sau thuế Công ty Mẹ khoảng 12,350 tỷ đồng (trung bình 2,470 tỷ đồng/năm, tăng trung bình 7%/năm)".

Để đạt được mục tiêu trên, Công ty đang thực hiện một số nội dung chính như: Chuyển đổi một phần diện tích cao su sang phát triển ngành sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn; Phát huy tối đa năng lực vườn cây cao su để bảo đảm hiệu quả, duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm cao su. Nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm; Tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu, đa dạng hóa sở hữu trong Công ty; Thoái vốn ở những danh mục đầu tư đã đạt ngưỡng hiệu quả, được thị trường đánh giá cao; Thực hiện sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ, tăng hiệu năng, hiệu lực quản lý.

Theo đó, VRG sẽ thực hiện thoái vốn, giảm vốn (thông qua mua cổ phiếu quỹ, hoàn trả vốn góp cho các cổ đông) trong lĩnh vực cao su để tập trung nguồn lực cho phát triển các dự án KCN, cụm công nghiệp trên đất cao su. Đồng thời, công ty sẽ thoái vốn đối với các công ty không hiệu quả, không cần thiết nắm giữ và sáp nhập các công ty có quy mô nhỏ, cùng ngành nghề để tiết kiệm chi phí vận hành. 

Với định hướng tái cơ cấu trên, VRG sẽ có nguồn thu từ thoái vốn đầu tư để bổ sung/hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn.

Về dài hạn, VRG cho biết công ty mẹ và cả tập đoàn sẽ có nguồn thu ổn định với biên lợi nhuận cao từ các dự án KCN/cụm công nghiệp khi các dự án đầu tư mới này được đưa vào vận hành, đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển trong giai đoạn 2026 – 2030.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Câu chuyện khi nào bất động sản nghỉ dưỡng “thôi nghỉ dưỡng” vẫn còn nan giải?

Câu chuyện khi nào bất động sản nghỉ dưỡng “thôi nghỉ dưỡng” vẫn còn nan giải?

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:28

Mặc dù không thể phủ nhận những điểm tích cực đối với bất động sản nghỉ dưỡng sau hàng loạt những động thái vào cuộc của chính phủ, đặc biệt là nỗ lực tháo gỡ khó khăn về pháp lý. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

[Inforgraphic] 5 huyện vùng ven Hà Nội sắp tổ chức đấu giá đất trong tháng 5/2024

[Inforgraphic] 5 huyện vùng ven Hà Nội sắp tổ chức đấu giá đất trong tháng 5/2024

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:25

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, các huyện ven Hà Nội đã tổ chức nhiều phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở và thu được số tiền lớn cho ngân sách nhà nước. Đầu tháng 5, gần 100 lô đất tại các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thường Tín, Phú Xuyên cũng sẽ được đem ra đấu giá, trong đó lô cao nhất có giá khởi điểm là 75,4 triệu đồng/m2.

Hành lang pháp lý cởi mở, dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Hành lang pháp lý cởi mở, dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:25

Luật Đất đai 2024 dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2024 có nhiều điểm thay đổi nhận được nhiều sự chú ý. Đáng chú ý là quy định mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều. Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, dòng kiều hối sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản trong thời gian tới.