Media chất lượng & cuộc sống
Thứ hai, 27/09/2021, 16:55 PM

Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu tích cực trong 8 tháng đầu năm

(CL&CS) - Giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2021 dù đang phải đối mặt với những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam đã cho thấy sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất trong trạng thái “bình thường mới”, biến “nguy” thành “cơ” đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt khi các thị trường xuất khẩu chủ lực của ta đã có những tín hiệu tích cực về việc mở cửa trở lại sau khi các chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện.

Xuất khẩu tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch

Sau 8 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 213,52 tỷ USD, tăng 21,8%, tương ứng tăng 38,15 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 297,43 tỷ USD, tăng 31,2% (tương ứng tăng gần 70,8 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 132,25 tỷ USD, tăng 19,8% (tương ứng tăng 21,83 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó 6 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 63,1%).Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,29 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 189,28 tỷ USD, tăng 22,5%. Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 15,4 tỷ USD, tăng 14,9%. Nhóm hàng thủy sản đạt 5,58 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Khó khăn do tác động của dịch bệnh

Dù tăng trưởng tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã chậm lại hơn so với nhập khẩu trong những tháng gần đây khiến cán cân thương mại thay đổi từ xuất siêu thành nhập siêu từ tháng 4/2021. Kết quả này phần lớn là do ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp trong ngành phải đối diện với nhiều khó khăn, cụ thể như: việc tổ chức sản xuất bị hạn chế, vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm mất nhiều thời gian hơn do các địa phương thực hiện các biện pháp đang giới hạn lượng phương tiện lưu chuyển, năng lực lưu bãi, khai thác tại một số cảng đang ở mức cao và khó duy trì lâu dài. Ở thời điểm hiện nay, so với cùng kỳ các năm là giai đoạn sản xuất quan trọng để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ các đơn hàng cuối năm tại thị trường Mỹ, EU, dịch bệnh chưa được khắc phục cũng là vấn đề hết sức khó khăn đối với khả năng đáp ứng đơn hàng của đối tác.

1

Làn sóng 4 của dịch bệnh Covid-19 có thể nói là đợt dịch phức tạp, căng thẳng nhất đối với Việt Nam từ trước đến nay. Số lượng ca nhiễm lớn và phạm vi vùng dịch rộng khiến nhiều doanh nghiệp đã và đang phải tạm ngừng sản xuất, kinh doanh để thực hiện các biện pháp chống dịch. Dịch bệnh đã lây lan sâu vào các khu công nghiệp, sau Bắc Ninh, Bắc Giang, hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và 19 tỉnh thành phía Nam khác, đây đều là những trung tâm sản xuất công nghiệp, luôn đóng góp cao vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 7/2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn 19 tỉnh thành phố phía Nam giảm khoảng 14% so với tháng trước, tương ứng giảm 2,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giảm 25%, Long An giảm 22%, Cần Thơ giảm 16%, Bình Dương giảm 15%, Đồng Nai giảm 10,5%,…

Các giải pháp

Ngay khi dịch Covid-19 xuất hiện, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã quyết liệt chỉ đạo thực thi nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn nhằm đảm bảo công tác chống dịch, vừa hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh tới hoạt động xuất nhập khẩu.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian gần đây, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án Phát triển xuất nhập khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 để Chính phủ và các địa phương thảo luận trong Hội nghị trực tuyến do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vào ngày 16 tháng 6 năm 2021. Ngay sau Hội nghị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 để các Bộ, ngành, địa phương cùng triển khai thực hiện.

Gắn với tình hình trước mắt khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương vùng dịch, các Hiệp hội ngành hàng để tìm hiểu, có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Bản tin CL&CS: Ứng dụng công nghệ đẩy mạnh cho vay trực tuyến

Bản tin CL&CS: Ứng dụng công nghệ đẩy mạnh cho vay trực tuyến

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:44

(CL&CS) - Những nội dung chính: Ứng dụng công nghệ đẩy mạnh cho vay trực tuyến; Doanh nghiệp thủy sản Việt tự tin chiếm lĩnh các thị trường khó tính; Tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với xăng dầu; Đẩy mạnh công nghệ trong công tác quản lý mỹ phẩm.

Bản tin CL&CS: Ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Bản tin CL&CS: Ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:01

(CL&CS) - Những nội dung chính: Ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp; Hơn 800 thương hiệu quốc tế dự triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024; Tiện lợi cho người dân khi sử dụng tài khoản VneID để truy cập dịch vụ công; Những nét mới của Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2024.

Bản tin CL&CS: Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn

Bản tin CL&CS: Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Những nội dung chính: Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn; Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện về Chiến thắng Điện Biên Phủ; Dự kiến tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%; Doanh thu bán lẻ hàng hóa 4 tháng tăng 9,2%.